Kinh doanh không phải là một công việc dễ dàng, nếu không có kinh nghiệm và sự từng trải rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Cổ nhân có câu "Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ”
Từ xa xưa, người ta đã quan tâm đến kinh doanh, vì đó là “con đường tắt” để thay đổi cuộc sống nghèo khó, là hy vọng đổi đời của con người.
Kinh doanh cũng là một loại tri thức, người ta vẫn thường nói: “Người ngoài nghề nhìn thì náo nhiệt, người trong nghề mới thấy được gian khổ”. Kiến thức và lý thuyết nằm ở trên giấy, còn trải nghiệm thực tế mới là quan trọng nhất.
Làm kinh doanh trước hết cần phải xem công việc làm ăn đó có mang lại lợi nhuận cho bản thân hay không, bản thân có chịu được lỗ hay không, có tầm nhìn xa trông rộng hay không, có sự nhạy bén với thị trường hay không,… Những người làm kinh doanh tốt sẽ biết cách nắm bắt cơ hội vàng để làm giàu cho riêng mình, từ đó nỗ lực để đạt được những lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
Là người kinh doanh, họ rất khôn khéo, dù là người quen hay người lạ, hễ thấy có lãi là họ sẽ chớp lấy thời cơ. Người xưa có câu: “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ.
Kiếm mối từ người quen
Một người làm ăn kinh doanh, nếu chỉ chăm chăm kiếm tiền lợi nhuận từ người thân, bạn bè thì sẽ không được lâu dài. Kể cả những người có mối quan hệ tốt với bạn, nếu mối quan hệ đó xây dựng trên nền tảng lợi ích cá nhân và vật chất thông qua buôn bán sẽ không lâu bền.
Kiếm mối từ người quen có nghĩa, khi bán sản phẩm cho người quen, thường để giữ mối quan hệ hai bên, họ sẽ không bán với giá quá cao, chênh lệch quá lớn so với giá gốc của sản phẩm.
Trong buôn bán, họ sẽ thường ‘lợi dụng’ sự quen biết, mối quan hệ của mình để tìm mối sản phẩm cũng như giới thiệu sản phẩm của bản thân đến nhiều người hơn nữa. Nếu mạng lưới bạn bè, khách hàng của bạn mà lớn, công việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng phát đạt.
Trong công việc, vì có người quen, bạn bè giới thiệu mối làm ăn nên mới thu được một số lợi nhuận. Nhưng có thể kiếm được bao nhiêu, ngoài chất lượng sản phẩm ra, nó còn tùy thuộc vào mức độ sâu sắc của mối quan hệ.
Những người bán hàng thường có bí quyết riêng của mình, các cửa hàng mới mở đang trong giai đoạn đầu, nhằm để tăng độ nổi tiếng và quảng bá sản phẩm, họ sẽ mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến tham gia, bán cho họ mặt hàng chất lượng với giá cả ưu tiên. Nhờ có sự hài lòng, những khách hàng đó sẽ nguyện ý giới thiệu sản phẩm cho những khách hàng tiếp theo mà họ quen biết. Điều đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn kinh doanh, cũng như nền tảng cho những hoạt động làm ăn sau này.
Kiếm cơm từ người lạ
Nhiều người khi làm ăn kinh doanh, nếu thấy người quen đến mua đồ quá thường xuyên cũng sẽ bán với giá rẻ hơn. Nhưng dù sao người quen cũng có hạn, họ cũng không thể kiếm được nhiều tiền từ người quen. Do đó, muốn mối làm ăn phát đạt, khách hàng quan trọng nhất chính là “người lạ”.
Chất lượng sản phẩm của bạn, dịch vụ bán hàng tốt hay xấu,… đánh giá khách quan nhất đều đến từ những người khách xa lạ. Vì vậy, nếu bạn muốn điều hành một công việc kinh doanh tốt, đừng ngại “nói chuyện với người lạ”, hãy học thói quen giao dịch với những khách hàng lạ, bởi họ chính là khách hàng tiềm năng có thể duy trì lợi nhuận cho việc làm ăn.
“Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ” là cách nói khôn ngoan được truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng những triết lý kinh doanh phong phú, chỉ ra hướng đi cho những ai mới bắt đầu kinh doanh, từ đó họ có thể sử dụng trí tuệ thông minh và khả năng quan sát thị trường nhạy bén của mình để bán được nhiều hàng hơn và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, để thu về lợi nhuận lớn hơn.