Ngành công nghệ thông tin là môt ngành rất rộng, chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực. Mỗi năm, số hồ sơ nguyện vọng vào ngành này đều tăng cao, khiến ngành CNTT trở nên Hot chưa từng có. Nhưng liệu mọi người đã biết hết các ngành trong khối CNTT chưa? Học công nghệ thông tin gồm những ngành nào? Ngành Hot? Hãy cùng codeGym giải đáp những thắc mắc nhé!
Học công nghệ thông tin gồm những ngành nào
Công nghệ thông tin là gì?
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”
Theo khái niệm quốc tế: CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin
Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?
Khối ngành CNTT rất rộng, liên tục cập nhật và mở thêm nhiều ngành nhỏ. Chính vì thế, bài viết này sẽ cập nhật 6 ngành nhỏ của CNTT hiện nay Hot nhất:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Công nghệ phần mềm
- An toàn thông tin
- Mạng máy tính và truyền thông
- Hệ thống thông tin
- Ngành Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia
- Ngành Big Data & Machine Learning
Học CNTT ra làm gì?
Ngành công nghệ thông tin phát triển như vậy, cơ hội việc làm không ngừng mở rộng. Theo ước tính, mỗi năm ngành này cần khoảng 400.000 nhân lực, con số này không ngừng tăng lên. Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao và ổn định. Vậy đâu là công việc sau khi học công nghệ thông tin?
Việc làm ngành khoa học máy tính:
- Lập trình viên phát triển ứng dụng: Công việc là phát triển phần mềm, xây dựng các chương trình, ứng dụng cho máy tính và thiết bị công nghệ.
- Kỹ sư hệ thống: Công việc là thiết kế và tạo ra các loại hệ thống sử dụng cho điện thoại, máy tính,… Các hệ thống ở đây có thể là: IOS, Microsoft Windows,….
- Phát triển web: Thiết kế và tạo nên các chức năng trên web. Ví dụ: tích hợp đồ họa, âm thanh, video, khả năng truy cập,…
Việc làm ngành kỹ thuật máy tính:
- Lập trình viên: Hiện nay có thể nói đây là công việc nhiều người theo đuổi nhất. Công việc là lập trình phần mềm nhúng trên các thiết bị, đặc biệt là di động. Các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp
- Kỹ sư thiết kế mạch điện
Việc làm ngành công nghệ phần mềm:
- Chuyên viên kiểm thử và phát triển phần mềm
- Hỗ trợ phần mềm: an ninh, mạng, quản lý cấu hình, đảm bảo chất lượng
- Kỹ sư phân tích và phát triển phần mềm
- Chuyên viên tư vấn tích hợp hệ thống
Việc làm ngành an toàn thông tin:
- Chuyên viên quản trị mạng
- Chuyên viên an ninh mạng
- Kỹ thuật viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống
- Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
Học công nghệ thông tin ở đâu tốt?
Mỗi năm, các trường đào tạo công nghệ thông tin cho ra 35.000 nhân lực để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, có tới 70% trong số đó theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định không đáp ứng được yêu cầu làm việc ngay. Mà còn cần thực tập, học việc 3-4 tháng tại doanh nghiệp.
Trong đó, số sinh viên thất nghiệp cao nhất nằm trong Top trường có điểm đầu vào trung bình từ 20 đến 23 điểm.
Vậy đâu mới là con đường tốt nhất để học công nghệ thông tin chất lượng mà đầu ra đảm bảo?
Nếu không đủ khả năng vào các trường Top đầu về đào tạo khối ngành CNTT. Bạn có thể lựa chọn học nghề. Học nghề hiện nay là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Vì chất lượng thật đảm bảo, nguồn nhân lực làm được việc ngay, không cần đào tạo lại.
CodeGym - Trung tâm đào tạo lập trình hiện đại.
Với phương châm:” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp”. CodeGym luôn đặt chất lượng giảng dạy học viên lên hàng đầu. Là đơn vị đầu tiên áp dụng phương pháp dạy lập trình hiện đại của Mỹ: Coding bootcamp.
- Thời gian học nhanh chóng, tập trung toàn bộ vào lập trình. Học viên chỉ mất 6 tháng để nắm vững tay nghề
- Chi phí học rẻ hơn 1/5 thậm chí 1/10 so với nhiều trường đại học dạy CNTT
- 100% học viên có việc làm trong vòng 45 ngày kể từ ngày ra trường.
- Chương trình đào tạo và lộ trình học tập được cá nhân hoá trong môi trường chuyên nghiệp, sáng tạo, nhịp độ nhanh, thúc đẩy sự hợp tác thông qua lập trình cặp trong các giờ thực hành.
Tìm hiểu thêm về các khối thi vào ngành công nghệ thông tin