Học hàm học vị là gì? Đây là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt. Truy cập bài viết dưới đây của JobsGO để có câu trả lời chính xác nhất!
1. Học hàm học vị là gì?
Học hàm, học vị là những cách gọi chung để chỉ trình độ, bằng cấp, học thức của một người, tương ứng với những tiêu chí cụ thể để đạt được học hàm, học vị đó. Học hàm, học vị càng cao thì yêu cầu càng khắt khe.
Sau đây, hãy cùng JobsGO đi làm rõ từng khái niệm học hàm học vị là gì để hiểu chi tiết.
1.1 Học hàm là gì?
Học hàm (Academic Rank) được định nghĩa là một chức danh được bổ nhiệm cho người có năng lực, đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Học hàm do Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài bổ nhiệm.
Trong tiếng Anh, học hàm được viết như sau:
- Associate Professor (Assoc. Prof.): phó giáo sư
- Professor (Prof.): giáo sư
1.2 Học vị là gì?
Học vị được định nghĩa là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.
Cách ghi một số chức danh học vị trong tiếng Anh:
- Ph.D (Doctor of Philosophy): Tiến sĩ (các ngành nói chung)
- M.D (Doctor of Medicine): Tiến sĩ y khoa
- D.Sc. (Doctor of Science): Tiến sĩ các ngành khoa học
- DBA hoặc D.B.A (Doctor of Business Administration): Tiến sĩ quản trị kinh doanh
- Post-Doctoral Fellow: Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ
- M.A (The Master of Art): Thạc sĩ khoa học xã hội
- M.S., MSchoặc M.Si (The Master of Science): Thạc sĩ khoa học tự nhiên
- MBA (The Master of Business Administration): Thạc sĩ quản trị kinh doanh
- MAcc, MAc, hoặc Macy (Master of Accountancy): Thạc sĩ kế toán
- M.S.P.M. (The Master of Science in Project Management): Thạc sĩ quản trị dự án
- M.Econ (The Master of Economics) Thạc sĩ kinh tế học
- M.Fin. (The Master of Finance): Thạc sỹ tài chính học
- B.A., BA, A.B. hoặc AB (The Bachelor of Art): Cử nhân khoa học xã hội
- Bc., B.S., BS, B.Sc. hoặc BSc (Bachelor of Science): Cử nhân khoa học tự nhiên
- BBA (The Bachelor of Business Administration): Cử nhân quản trị kinh doanh
- BCA (The Bachelor of Commerce and Administration): Cử nhân thương mại và quản trị
- B.Acy. , B.Acc. hoặc B. Acct: (The Bachelor of Accountancy): Cử nhân kế toán
- LLB, LL.B (The Bachelor of Laws): Cử nhân luật
- BPAPM (The Bachelor of Public Affairs and Policy Management): Cử nhân ngành quản trị và chính sách công.
2. Các chức danh học hàm, học vị
Nội dung trên đã phần nào giúp bạn hiểu hai khái niệm học hàm học vị là gì. Tiếp theo, JobsGO sẽ cung cấp thêm thông tin về các chức danh học hàm, học vị.
2.1 Các chức danh học hàm
Học hàm có hai chức danh là Phó giáo sư và Giáo sư. Hai chức danh này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau.
Một số điều kiện chung để bổ nhiệm chức danh là:
- Những người đã tham gia nghiên cứu khoa học bậc cao hoặc tham gia giảng dạy đại học, sau đại học.
- Có học vị tiến sĩ.
- Có đủ số giờ giảng.
- Có đủ số lượng nghiên cứu sinh.
- Có đủ số lượng sách đã viết.
- Có đủ số bài báo đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
2.2 Các chức danh học vị
Trong học vị có các chức danh được phân loại từ thấp đến cao là:
Nhóm 1: Cử nhân, kỹ sư hoặc các chức danh chuyên ngành khác
Trong đó:
- Cử nhân: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành văn hóa xã hội.
- Kỹ sư: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành Kỹ thuật.
- Bác sĩ, dược sĩ: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành y tế.
Nhóm 2: Thạc sĩ (Đối với ngành y là Bác sĩ chuyên khoa I)
Là những người tốt nghiệp đại học, tiếp tục học lên cao học trong hoặc ngoài nước và thực hiện nghiên cứu khóa luận Đại học chuyên sâu hơn.
Nhóm 3: Tiến sĩ (Đối với ngành y là Bác sĩ chuyên khoa II)
Là những người đã tốt nghiệp thạc sĩ, tham gia nghiên cứu và bảo vệ đề tài và có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Nhóm 4: Tiến sĩ khoa học
Là những người đã tốt nghiệp tiến sĩ, tiếp tục nghiên cứu về các đề tài rộng hơn.
Xem thêm: Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa và trình độ học vấn
3. Phân biệt giữa học hàm và học vị
Bạn cũng sẽ thấy rõ bản chất của học hàm học vị là gì qua các điểm khác biệt dưới đây.
Phân biệt Học vị Học hàm Tiêu chuẩn Hoàn thành chương trình sẵn có của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện và uy tín, tài năng, sự cống hiến khoa học của từng người. Cấp bậc lương- Trình độ tiến sĩ: Bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
- Trình độ thạc sĩ: Bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
- Trình độ đại học: Bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
- Trình độ cao đẳng: Bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004).
- Trình độ trung cấp: Bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004).
- Giáo sư: Nhóm A2.1, áp dụng hệ số lương lần lượt là 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
- Phó giáo sư: Nhóm A3.1, áp dụng hệ số lương lần lượt là 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)
Hy vọng các chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hai khái niệm học hàm học vị là gì và có cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Đây chắc chắn là hành trang hữu ích giúp bạn tìm kiếm công việc cho tương lai!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: