NTTU - Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam, nhưng rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó chính là thắc mắc của nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường học, ngành học
Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là gì?
Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp (hay còn gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp…) là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ.
Đây là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, nhưng là ngành nghề rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa.
Mã ngành: 7520118
Tổ hợp môn xét tuyển
A00: Toán - Lý - Hóa
A01: Toán - Lý - Anh
D01: Toán - Văn - Anh
D07: Toán - Hóa - Anh
Thời gian đào tạo: 3.5 năm.
Thế nào là Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp?
Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ. Do đó ngành này còn được gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp
Lịch sử ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp gắn liền với CMCN tại Mỹ và Anh vào cuối thế kỷ XIX khi gắn quy mô sản xuất, phát triển doanh nghiệp cần những nhà chuyên môn có năng lực điều hành việc vận hành sản xuất sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Theo Viện Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp Mỹ (www.iise.org), Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành kỹ thuật giúp tối ưu hóa quá trình, hệ thống, tổ chức thông qua việc loại bỏ lãng phí về thời gian, tiền bạc, vật tư, nhân công, giờ chạy máy, năng lượng trong vận hành… nhằm nâng cao chất lượng và năng suất.
Học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ học những gì?
Kiến thức ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp bao gồm hai mảng kỹ thuật và quản trị. Người học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho - vật tư.
Các môn học tiêu biểu của ngành là vận trù học, xác suất - thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc, kỹ thuật điều đổ.
Phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết tại lớp và thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp theo hướng dạy qua dự án (project-based) và trên cơ sở giải quyết vấn đề (problem-based).
Với nhu cầu hiện nay, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp được đảm bảo có việc làm đúng ngành nghề
Học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì?
Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư Kỹ thuật công nghiệp rất đa dạng. Nếu các ngành kỹ thuật khác thường bị bó gọn trong một số vị trí hạn hẹp như phòng kỹ thuật, phòng thiết kế hay phòng bảo trì trong các nhà máy, kỹ sư Kỹ thuật công nghệ có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau, làm việc trong nhà máy, làm việc cả trong các đơn vị vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học…
- Chuyên viên kế hoạch (hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị);
- Chuyên viên chất lượng (kiểm tra sản phẩm, kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng);
- Kỹ sư năng suất (phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất)
- Chuyên viên dự án (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án)
- Chuyên viên cung ứng vật tư (tính toán nhu cầu vật tư để thu mua);
- Chuyên viên kho vận (nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả);
- Chuyên viên ISO (trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);
- Chuyên viên logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển)
Khoa Cơ khí - Điện - Điện tử - Ô tô
Năm 2021, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển theo 5 phương thức gồm:
Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT năm 2021
Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí :
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
- ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
- Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
Phương thức 3: xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.
Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức
Phương thức 5: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển
► Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————-