GIT là loại hình du lịch phổ biến được sử dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực du lịch và những thông tin liên quan đến ngành nhà hàng - khách sạn thì GIT là thuật ngữ bạn không thể không biết. Từ ngữ này được dùng để nói về loại hình du lịch đặc biệt được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, hãy cùng ezCloud đi tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ GIT.
1. GIT là gì?
Thuật ngữ GIT (Group Inclusive Tour) dùng để chỉ loại hình đặt tour du lịch theo đoàn. Loại hình này không chỉ xuất hiện ở riêng Việt Nam. Mà còn phổ biến rộng rãi ở khắp các nước trên thế giới. Các đại lý du lịch sẽ cung cấp dịch vụ tour trọn gói có sẵn. Hoặc thiết kế tour riêng dựa theo yêu cầu của khách hàng (địa điểm, thời gian, mức giá, lượng người tham gia,…) khi sử dụng GIT.
2. GIT có những lợi ích gì?
GIT mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho khách du lịch. Đặc biệt là đối với những ai có nhịp sống bận rộn, mong muốn đi du lịch nhưng lại không có nhiều thời gian. Chưa có kinh nghiệm lên lịch trình, kế hoạch du lịch cho gia đình, nhóm bạn. Sau đây ezCloud sẽ giới thiệu đến bạn 5 lợi ích to lớn mà GIT mang đến cho người sử dụng.
2.1. Không cần tự thiết kế lịch trình
Lợi ích đầu tiên của việc sử dụng GIT chính là sự tiện lợi. Dù bạn chọn tour thiết kế hay tour có sẵn thì lịch trình của chuyến đi đã được đại lý du lịch sắp xếp ổn thỏa. Cả về nơi ăn uống, thời gian hay phương tiện di chuyển,… Công việc duy nhất bạn phải làm là sắp xếp đồ dùng và lên đường theo đúng lịch trình.
2.2. Sự an toàn cho chuyến đi
An toàn của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của các đại lý du lịch. Vậy nên, bạn không cần lo lắng điều gì về việc di chuyển. Vì luôn có hướng dẫn viên theo dõi, hỗ trợ bạn trong suốt chuyến đi.
2.3. Không phải lo lắng về các phương án dự phòng
Khác với các chuyến đi tự túc, khi lựa chọn GIT, công ty du lịch sẽ tính cả những phương án dự phòng về tình huống dự trù, chi phí phát sinh,… để chuyến du lịch của bạn được diễn ra suôn sẻ nhất. Việc của bạn là tận hưởng chuyến đi, đại lý du lịch sẽ lo mọi chuyện còn lại.
Xem thêm:
- Reception là gì? 3 yếu tố cần có ở một ứng viên bộ phận Reception
- Room Service là gì? Dịch vụ trải nghiệm đầy phong phú
2.4. Được khám phá trọn vẹn điểm đến
Khi đến một địa phương mới, rất khó để bạn nắm bắt được những địa điểm vui chơi, giải trí đẹp; những quán ăn ngon; những khu du lịch nổi tiếng;… Nhưng đừng lo vì với loại hình GIT, hướng dẫn viên sẽ giúp bạn có chuyến đi hoàn hảo nhất. Với những địa điểm, danh lam thắng cảnh nức tiếng; những quán ăn ngon làm hài lòng bạn. Một số khu vực chỉ chấp nhận đón tiếp khách đi theo tour nên đây là sự ưu tiên dành cho bạn. Để khám phá trọn vẹn điểm tham quan.
2.5. Cơ hội giao lưu với nhiều bạn mới
Lượng khách du lịch theo tour là khá lớn. Vậy nên, trong suốt chuyến đi bạn có thể sẽ gặp gỡ và trò chuyện cùng rất nhiều người. Đó là cơ hội để bạn tiếp xúc và làm quen những người bạn đang mến. Qua đó, mở rộng mối quan hệ của bản thân.
3. Cách sử dụng dịch vụ GIT
Du khách muốn sử dụng hình thức GIT phải được đặt trước ít nhất 10 ngày chuyến đi bắt đầu.
- Bước 1: Chọn đại lý du lịch lữ hành và liên hệ đặt dịch vụ tour mong muốn.
- Bước 2: Sau khi hai bên đã thống nhất lịch trình cụ thể, khách hàng cần đặt cọc 30% giá trị tour để hãng lữ hành bảo đảm dịch vụ: phòng ở khách sạn, vé máy bay,…
- Bước 3: Xác nhận đặt dịch vụ thông qua email được gửi bởi công ty du lịch.
- Bước 4: Du khách phải thanh toán nốt 70% chi phí còn lại của tour du lịch cho đơn vị cung cấp dịch vụ vào ngày đầu tiên đi tour.
4. Quy trình check-in, check-out GIT dành cho nhân viên Lễ tân khách sạn
4.1. Check-in đối với khách GIT
Trước khi khách đoàn đến
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đặt phòng từ đoàn, nhân viên lễ tân cần chuẩn bị đủ thông tin đúng theo yêu cầu của khách đoàn. Sau đó, thông báo đến những bộ phận liên quan trong khách sạn. Để phối hợp cùng nhau đáp ứng yêu cầu của khách. Lễ tân khách cần tiến hành đủ các bước chuẩn bị phòng cho khách đoàn trong giai đoạn này:
- Check lại tình trạng phòng.
- Kiểm tra thời gian check-in, check-out của đoàn khách.
- Phân loại phòng, chuẩn bị đủ chìa khóa, phiếu nhận phòng,…
- Chuẩn bị đủ giấy tờ liên quan phục vụ cho thủ tục check-in. Và sắp xếp chỉn chu hồ sơ của hành khách.
Khi khách đoàn đến
Trường hợp các phòng đã sẵn sàng làm thủ tục cho khách
- Lễ tân khách sạn tiếp đón khách đoàn và thông báo cho bộ phận phục vụ tại phòng phục vụ Welcome Drink.
- Bàn bạc với trưởng đoàn về danh sách khách đoàn và phương thức thanh toán.
- Tiếp nhận giấy tờ tùy thân của từng khách. Và yêu cầu trưởng đoàn đứng ra ký tên các biểu mẫu check-in.
- Nhờ trưởng đoàn thông báo lại đoàn khách về quy định, dịch vụ, cách thức thanh toán.
- Giới thiệu khu vực ăn uống cho trưởng đoàn và đưa khách đoàn đến thang máy.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để dẫn khách lên đúng phòng và giao lại hành lý cho khách.
- Liên tục cập nhật thông tin và check-in khách đoàn vào hệ thống quản lý.
- Trả lại hoặc cất giữ giấy tờ tùy thân của khách.
Trường hợp chưa có sẵn phòng
- Thực hiện thủ tục đăng ký nhận phòng.
- Phối hợp cùng các bộ phận để sắp xếp hành lý.
- Thông báo với khách về thời gian nhận phòng cụ thể.
- Hoàn tất các thủ tục sau khi phòng nghỉ sẵn sàng phục vụ khách.
Xem thêm:
- Duvet và Duvet Cover – Hai thuật ngữ chuyên ngành khách sạn phổ biến
- Lost & Found là gì? Quy trình xử lý Lost&Found trong khách sạn
4.2. Check-out đối với khách GIT
Khi thực hiện thủ tục check-out cho khách GIT, nhân viên lễ tân cần hỏi khách về những chi phí phát sinh trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Sau đó, kiểm tra lại chi phí rồi xác nhận lại với khách hàng. In bill và kiểm tra lại, sau đó đề nghị khách thanh toán các khoản phí. Sau khi nhận lại chìa khóa phòng, lễ tân trả lại khách giấy tờ tùy thân. Cập nhật tình hình các phòng lên hệ thống. Và chào tạm biệt khách đoàn. Vì lượng khách đoàn cần tiếp đón là khá lớn nên nhân viên cần cẩn trọng trong từng thủ tục. Đối với trường hợp phòng chưa có sẵn, lễ tân cần chú ý mời khách dùng nước. Và thúc đẩy các bộ phận thao tác nhanh chóng. Để khách sớm được nghỉ ngơi sau chuyến đi dài.
5. Tạm kết
Những thông tin mà ezCloud chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết. Để hiểu hơn về ngành dịch vụ, khách sạn, hãy theo dõi các bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề.