Cây trầu bà được yêu thích bởi sự linh hoạt trong việc bố trí ở nhiều nơi, từ văn phòng, trường học đến bệnh viện, sân bay. Đặc biệt, cây sống rất dễ và có khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời, không yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ.
Nếu bạn đang tìm cây trồng trong nhà không cần ánh sáng, không tốn công chăm sóc thì trầu bà chính là sự lựa chọn thích hợp nhất. Đặc biệt, loại cây này thích hợp để ở cả không gian ẩm ướt như phòng vệ sinh. Hãy cùng HUGE tìm hiểu về một số đặc điểm, lưu ý khi trồng ở bên dưới nhé.
Cây Trầu Bà
1. Đặc điểm của cây trầu bà
- Các tên gọi khác: Thạch cam tử, trầu bà vàng, vạn niên thanh leo, cây sắn dây hoàng kim:
- Tên trong tiếng anh: Pothos
- Nguồn gốc: Loại cây này xuất xứ hay quê gốc ở đảo Solomon, Indonesia
Cây này có thân thảo dạng leo, lá đơn, cuống hình trái tim, và đỉnh lá nhọn…Hình dáng của loại cây này rất giống với câu trầu được trồng để ăn với vôi, cau nên nó có tên gọi là trầu bà. Lá thường có 2 loại là xanh toàn phần, và đốm vàng nằm rải rác…Thường được trồng ở trong những chậu cao vì thân của chúng thường buông thõng xuống.
Đây là loại cây rất dễ sống, không cần tốn công chăm sóc, dễ thích nghi với môi trường bóng râm. Đặc biệt, loại cây này cực kỳ thích nước nên để hạn chế việc phải thường xuyên tưới nước người ta còn trồng thuỷ sinh.
2. Các loại trầu bà phổ biến
2.1. Cây trầu bà đế vương đỏ
Cây trầu bà đế vương đỏ
Tên khoa học của trầu bà đế vương là Philodendron. Loại cây này thường được sử dụng trong phòng làm việc để trang trí, loại bỏ độc tố của các thiết bị điện tử. Hoặc đặt trong phòng vệ sinh với mục đích hút mùi, lọc sạch không khí. Ngoài ra, trầu bà đế vương còn mang ý nghĩa phong thuỷ đó là đem lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
2.2. Cây trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ
Tên gọi khác của trầu bà lá xẻ là trầu bà chân vịt, hay trầu bà khía. Loại cây này thuộc họ ráy, có tên tiếng anh là Xanadu, Philodendron. Loài cây này dạng thân thảo, mọc thành khóm, lá to và tỏa đều ra các hướng. Hình dáng đẹp, lá màu xanh, phiến lá hình lông công đang xòe rộng ra rất đẹp mắt.
2.3. Các loại khác
Ngoài 2 loại phổ biến ở trên, còn có:
- Cây trầu bà Leo: Dễ leo bám, phù hợp làm cây trang trí trong nhà hoặc ngoài trời.
- Cây trầu bà thanh xuân: Lá xanh mượt, hình dáng độc đáo, thường được chọn làm cây cảnh trong phòng.
- Cây trầu bà Nam Mỹ: Lá lớn, có màu xanh đậm, thích hợp cho không gian rộng rãi.
- Cây trầu bà vàng: Màu sắc lá vàng rực rỡ, tạo điểm nhấn nổi bật, dễ chăm sóc và phù hợp nhiều không gian.
3. Mệnh gì hợp với Cây trầu bà?
Mệnh gì hợp với Cây trầu bà
Nhiều người thường trồng loại cây này ở trong nhà với mong muốn có được nhiều tài lộc, thuận lợi hơn về đường con cái. Còn đặt ở văn phòng sẽ giúp thăng tiến trong công việc, sự nghiệp vững chắc, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trầu Bà thích hợp với người mệnh hoả, thuỷ, mộc…
4. Tác dụng
Cây trầu bà nổi bật với khả năng làm sạch không khí, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm như formaldehyde, benzene và carbon monoxide. Đồng thời, cây còn cung cấp oxy, nâng cao chất lượng không khí trong nhà, mang lại không gian tươi mát, trong lành.
Đặc biệt, Cây trầu bà còn có khả năng hấp thụ khí độc từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, giúp hạn chế bức xạ gây hại và bảo vệ sức khỏe.
Ngoài giá trị sinh thái, Trầu Bà cũng được xem như một vật phẩm phong thủy, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, khi được bố trí ở phòng khách, văn phòng hoặc hành lang.
Đặt cây trầu bà trong nhà vệ sinh sẽ phát huy tác dụng:
- Hút độc tố và khử mùi: Nhờ khả năng hấp thụ các chất độc hại từ không gian kín, trầu bà giúp loại bỏ khí độc và mùi hôi, làm cho không gian thoáng đãng hơn.
- Duy trì độ ẩm: Cây giúp điều hòa độ ẩm trong không khí thông qua quá trình thoát hơi từ lá, ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt quá mức, hạn chế nấm mốc và vi khuẩn.
- Tăng tính thẩm mỹ và phong thủy: trầu bà không chỉ cải thiện không gian sống mà còn tạo điểm nhấn xanh mát, hài hòa, thu hút năng lượng tích cực và làm không gian thêm thư giãn.
- Giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần: Việc bố trí cây xanh như trầu bà trong nhà vệ sinh giúp con người cảm thấy thư thái, giảm căng thẳng, và nâng cao chất lượng không gian sống.
Với nhiều lợi ích về môi trường và sức khỏe, Trầu Bà không chỉ là cây trang trí mà còn góp phần tạo ra không gian sống thoải mái, gắn kết con người với thiên nhiên, từ đó hỗ trợ cải thiện tinh thần và sức khỏe.
5. Cách trồng
5.1. Trồng trong đất
Bước 1: Chuẩn bị đất
Cây trầu bà trồng trong đất
Đất trồng phải thật tơi xốp, có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Bạn có thể mua đất trồng cây cảnh riêng biệt ở trên mạng, hay các hội nhóm yêu cây. Đất phải có độ tơi xốp, rãnh thoát nước để cây không bị ngập úng, để đất có nhiều dưỡng chất hơn bạn có thể trộn với ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.
Bước 2: Cây giống
Bạn chọn nhánh cây già, phát triển tốt nhất và cắt khoảng 10cm. Lưu ý: Cắt phần nhánh có dễ ở mắt để nhánh phát triển thành cây con.
5.2. Cây trầu bà trồng thuỷ sinh
Loại cây này rất háo nước, thích nước nếu khi trồng đất bạn phải tưới thường xuyên. Nếu không muốn mất thời gian để tưới nước thì bạn cũng có thể chọn cách trồng thuỷ sinh.
Cây trầu bà trồng thủy sinh
Chuẩn bị nước: Chuẩn bị một chậu nước sau đó hoà các dưỡng chất cần thiết, dưỡng chất dành riêng cho các loại cây trồng dạng thuỷ sinh.
Cây giống:
Cắt một nhánh dài khoảng 10cm khoẻ mạnh, có dễ ở nhánh, loại bỏ phần dễ bị thối sau đó cho cây vào chậu nước, để cố định dáng cây bạn có thể cho thêm ít sỏi quậy.
6. Cách chăm sóc
6.1. Chăm sóc khi trồng trong chậu
Đây là loại cây háo nước, ưa bóng râm, không thích hợp trồng ở ngoài trời. Vì thế, bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và buổi chiều tối. Tưới một lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều tránh trường hợp cây bị ngập úng. Khi cây bị ngập úng sẽ rất khó phát triển, nhanh chết, lá úa, dễ bị thối.
6.2. Chăm sóc khi trồng thuỷ sinh
Nếu trồng thuỷ sinh bạn cần đảo bảo nước ngập đủ 2/3 của bộ rễ, không nên để ngập quá nhiều cũng không được để nước quá ít. Nếu ít nước bạn cần bổ sung nước cho cây, và nhiều nước thì ngược lại. Nước không được để quá lâu mà cần thay mới mỗi tuần để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất mới cho cây.
6.3. Dinh dưỡng
Bạn không cần bón quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây vì loại cây này rất dễ sống, không tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, để bộ rễ phát triển và lá cây xanh tốt bạn cũng nên bón một ít chất dinh dưỡng cần thiết.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cây Trầu Bà, bao gồm các đặc điểm nổi bật, cách chăm sóc và những lưu ý quan trọng khi trồng. Loại cây này rất ưa bóng râm, vì vậy nó lý tưởng cho những không gian ẩm ướt như nhà vệ sinh, hay những khu vực thiếu sáng trong ngôi nhà. Với khả năng thích nghi linh hoạt, Trầu Bà không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí, mang lại sự tươi mới và thư giãn cho mọi người.
Liên hệ ngay với HUGE để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc để đặt hàng. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn cho bạn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 18 & 19 BT7 Foresa 6A KĐT Sinh Thái Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Số điện thoại: 1900 0225
- Email: hugevina@gmail.com
- Website: huge-germany.com
Hãy gọi điện đến hotline hoặc gửi email đến địa chỉ trên để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ chúng tôi.
Hãy theo dõi chúng tôi trên các mạng xã hội để cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm
- YouTube
Chúng tôi mong muốn được phục vụ bạn tốt nhất và sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Các bài viết liên quan:
01. Xu hướng thiết bị nhà tắm cao cấp năm 2024
02. Những thiết bị nhà tắm nào là cần thiết? Gợi ý cho phòng tắm hoàn hảo
03. So sánh giá và chất lượng 3 thiết bị nhà tắm phổ biến trên thị trường
04. Khám phá top 8 thương hiệu nhà tắm uy tín trên thị trường Việt Nam
05. Cách tối ưu không gian phòng tắm với thiết bị nhà tắm thông minh