Giời leo, còn được gọi là zona thần kinh, là căn bệnh khá phổ biến ở người Việt. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm, nhất là giời leo xuất hiện ở vị trí mắt, mặt, tai. Bệnh giời leo có thể điều trị tại nhà bằng cách phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, vậy cách trị giời leo tại nhà cấp tốc ra sao? Nên chọn phương pháp điều trị giời leo tại nhà như thế nào là an toàn và hiệu quả?
BS Đoàn Thị Khánh Châm - Quản Lý Y khoa vùng 2 - miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Không có cách nào chữa khỏi bệnh giời leo nhưng bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc chống virus, thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị giời leo tại nhà song song phương pháp y khoa để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp bệnh mau lành hơn”.Nguyên tắc điều trị bệnh giời leo
Giời leo, còn gọi là bệnh zona thần kinh, là bệnh lý viêm dây thần kinh do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi những tổn thương trên da như phát ban, bọng nước mọc thành từng chùm, cụm như chùm nho gây ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức dữ dội, đau sâu bên trong liên tục hoặc ngắt quãng, đau dọc theo dây thần kinh và một bên cơ thể.
Các chuyên gia cho biết, đau là triệu chứng phổ biến và đáng lưu ý nhất đối với người mắc bệnh giời leo, thường gặp ở người cao tuổi. Một số trường hợp người bệnh không trải qua cảm giác đau đớn nhưng thống kê cho thấy có hơn 85% người bệnh trên 50 tuổi sẽ gặp phải triệu chứng này. Bên cạnh đó, một số trường hợp, triệu chứng ngứa sẽ nổi trội hơn.
Có thể nói, các cơn đau nhức, ngứa ngáy ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và tinh thần thể chất của người bệnh. Do đó, một trong những nguyên tắc điều trị bệnh giời leo là sử dụng các phương pháp để ức chế virus, kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, khó chịu, từ đó giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm: Cách trị bệnh giời leo
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và phục hồi sức khỏe, người mắc bệnh giời leo cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Người bệnh cần hạn chế đụng, chạm, sờ, gãi vào vùng da đang tổn thương vì có thể khiến virus lây lan từ vùng da này sang vùng da khác làm nhiễm trùng thứ phát và nguy cơ để lại sẹo xấu trên da. Nếu quá ngứa hoặc quá đau, người bệnh có thể dùng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có cảm giác dễ chịu hơn.
- Sử dụng băng hoặc gạc y tế tẩm ướt dung dịch sát khuẩn Jarish (1) và đắp lên vùng da tổn thương có bọng nước đang rỉ dịch hoặc các vết trợt do bọng nước vỡ (trong giai đoạn bùng phát cấp tính). Cách này giúp người bệnh dịu đi các cơn đau và làm khô vùng sang thương hiệu quả, cho đến khi các bọng nước khô, kết vảy và bong mài thì ngưng sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh tắm gội để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da tổn thương trên cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên mặc quần áo rộng, thoải mái làm từ chất liệu mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi để vùng da có bọng nước không bị cọ hoặc ma sát quá nhiều, hạn chế tình trạng đau rát, khó chịu cho người bệnh.
Bệnh giời leo có thể điều trị tại nhà không?
Bệnh giời leo CÓ THỂ điều trị tại nhà! Giời leo có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên theo dân gian và các biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo đã được tư vấn và đồng ý bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia, kết hợp với phương pháp điều trị đúng chuyên môn để hạn chế biến chứng nguy hiểm, nguy cơ để lại sẹo mất thẩm mỹ và nhanh chóng phục hồi thể trạng toàn diện.
Hướng dẫn cách trị giời leo tại nhà cực kỳ đơn giản, dễ làm
Một số cách trị giời leo tại nhà đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh:
1. Dùng tinh dầu
Các nghiên cứu cho thấy một số loại tinh dầu có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát và làm giảm các cơn đau dây thần kinh do bệnh giời leo gây ra. Một số loại tinh dầu thường được sử dụng như:
- Tinh dầu hoa cúc: Hoa cúc được chứng minh có chứa hoạt chất chamazulene mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng cho người mắc các bệnh ngoài da (2). Đối với người mắc bệnh giời leo, sử dụng tinh dầu hoa cúc trong quá trình điều trị bệnh tại nhà có thể giúp cải thiện các vết loét, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, từ đó hạn chế sẹo thâm, sẹo lõm hình thành.
- Tinh dầu geranium (còn gọi là tinh dầu phong lữ): Được sử dụng trong nhiều thế kỷ để cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe như tình trạng mệt mỏi, uể oải, trầm cảm, trong đó nổi bật nhất là khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng da, chống oxy hóa cực kỳ có lợi cho những người đang điều trị các vấn đề về da như bệnh giời leo.
- Dầu khuynh diệp: Thành phần cineole (hay còn gọi là eucalyptol) trong khuynh diệp giúp chống viêm và đẩy nhanh quá trình lành vết loét do bọng nước giời leo gây ra.
- Dầu cây chè: Cây chè có tác dụng vừa kháng khuẩn, vừa chống viêm mạnh mẽ (3) bởi chứa hàm lượng cao hoạt chất terpinen-4-ol, Eucalyptol, cineole, nerolidol và viridiflorol. Bên cạnh đó, dầu cây chè còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương do bọng nước gây ra và hỗ trợ làm mờ sẹo hiệu quả.
2. Chườm mát vào vết thương
Chườm mát là một trong những cách trị giời leo tại nhà đơn giản và dễ áp dụng. Bên cạnh việc thường xuyên tắm gội để giữ vệ sinh cơ thể, người bệnh có thể sử cùng cách chườm mát vào vị trí đang nổi bọng nước để giúp làm ẩm vùng da bị tổn thương, từ đó giảm thiểu đáng kể tình trạng viêm và sưng da. Sử dụng gạc y tế hoặc vải mềm thấm ướt với nước sạch và mát, vách khô và nhẹ nhàng đắp lên những vùng da bị tổn thương.
Bên cạnh chườm mát, phương pháp chườm lạnh cũng được sử dụng để trị giời leo tại nhà. Bởi các nghiên cứu cho thấy hơi lạnh có thể khiến dây thần kinh xung quanh vùng da sang thương bị tê liệt tạm thời làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu đau lên não, dịu cảm giác đau và ngứa. Tuy nhiên với phương pháp này, người bệnh chỉ nên dùng khăn sạch bọc đá lạnh, tránh chườm trực tiếp lên da và chỉ để trong vài phút, tránh để quá lâu sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh.
3. Sử dụng mật ong
Mật ong được chứng minh chứa hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa, acid amin, vitamin, khoáng chất có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn mạnh mẽ hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh giời leo. Ngoài ra, mật ong còn sở hữu một lượng lớn kẽm tự nhiên giúp hỗ trợ làm lành vết thương và chăm sóc vùng da tổn thương. Đây cũng chính là hoạt chất tạo thành dung dịch hồ nước thường được sử dụng để điều trị giời leo. Người bệnh dùng mật ong thoa trực tiếp và nhẹ nhàng lên vùng da tập trung nhiều bọng nước sau đó rửa sạch với nước. Sử dụng cách trị giời leo tại nhà với mật ong đều đặn mỗi ngày ngày, vùng da sẽ không còn cảm giác ngứa rát và sớm lành trở lại.
4. Dùng củ hành, củ tỏi
Củ hành và củ tỏi là hai loại củ gia vị được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận mang lại những hiệu quả tích cực trong việc điều trị các bệnh ngoài da, nhất là bệnh giời leo bởi đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, kháng viêm cao giúp điều trị vết thương một cách tự nhiên. Sử dụng tỏi hoặc củ hành đắp vào vùng da tổn thương trong vài phút, sau đó rửa lại với nước sạch có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm do giời leo gây ra.
5. Không hút thuốc lá
Trong quá trình điều trị bệnh giời leo, người bệnh cần tránh xa khói thuốc lá, tuyệt đối không hút thuốc và các chất kích thích khác như rượu, bia, các loại nước uống có cồn vì chúng làm giảm sút hầu hết các khía cạnh sức khỏe, trong đó có cả hệ thống miễn dịch.
6. Vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng
Có nhiều quan điểm cho rằng khi mắc bệnh giời leo cần kiêng tắm gội để tránh bệnh diễn tiến nặng thêm. Tuy nhiên đây là quan điểm không đúng, không có cơ sở khoa học và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Việc tắm gội hàng ngày và vệ sinh vết thương mỗi ngày là rất cần thiết để loại bỏ lớp da chết, tránh để vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng lan rộng sang các vùng da khác. Lưu ý: chỉ nên sử dụng nước ấm vừa đủ để tắm nhẹ nhàng, giúp thư giãn cơ thể, tránh cọ xát quá mạnh gây vỡ các nốt bọng nước.
7. Tăng cường bổ sung vitamin
Vitamin được chứng minh có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây nhiễm trùng bởi đặc tính khử độc, ngăn chặn quá trình oxy hóa, sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, người mắc bệnh giời leo được khuyến khích nên bổ sung các thực phẩm, trái cây nhiều vitamin như các loại rau củ có màu xanh lá, cam, dâu tây và khoai tây,… để ngăn chặn hoạt động của virus và làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
8. Bột ngô và baking soda giảm ngứa, làm dịu da
Bột ngô và baking soda cũng là một trong những phương pháp trị giời leo tại nhà, giúp giảm ngứa hiệu quả cấp tốc, dễ áp dụng. Người bệnh có thể dùng bột ngô và baking soda với tỷ lệ 2:1, sau đó trộn đều với nước để tạo thành một hỗn dịch có độ đặc vừa phải. Thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương trong khoảng 10-15 phút và rửa sạch lại với nước. Phương pháp này có thể sử dụng đều đặn cho đến khi các vùng da sang thương do bệnh giời leo khô và kết vảy hoàn toàn.
9. Dùng nha đam
Thành phần của nha đam chứa hàm lượng lớn nước và vitamin các nhóm A,B,C,E, các chất kẽm, magie, đồng, axit folic, axit salixylic và hơn 20 loại amino axit có lợi giúp kháng viêm, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng sang các vùng da khác nhau. Người bệnh có thể sử dụng nha đam dưới bằng nhiều cách khác nhau như thoa trực tiếp lên da hoặc chế biến thành nước uống.
10. Sử dụng kem dưỡng
Bên cạnh các loại thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm các loại thuốc bôi trị giời leo hoặc kem dưỡng ẩm bôi ngoài da. Phương pháp này không giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe nhưng có hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu các cơn đau nhức, ngứa ngáy, bỏng rát giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Người bệnh có thể dùng thuốc mỡ có chứa hoạt chất capsaicin chống viêm thoa lên vùng da tổn thương 3-4 lần/ ngày. Sau khi thoa kem, cơn đau có thể tăng lên nhưng theo thời gian sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, kem dưỡng da có chứa calamine cũng được sử dụng để bôi vào vùng da bị tổn thương sau khi tắm giúp làm khô nhanh các nốt mụn nước và hạn chế tình trạng kích ứng da.
11. Giảm thiểu căng thẳng
Trong quá trình điều trị bệnh giời leo, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế các công việc phải suy nghĩ nhiều để giảm bớt căng thẳng vì làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội cho virus hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Thay vào đó, người bệnh có thể thư giãn nhẹ nhàng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền nhẹ nhàng,… để giữ tinh thần minh mẫn, giúp tạm quên đi cơn đau.
12. Tắm yến mạch
Yến mạch nổi bật với đặc tính kháng khuẩn, chống kích ứng, làm sạch và tẩy tế bào chết da hiệu quả thường được sử dụng giúp làm giảm đau và ngứa ngáy cho người bị bệnh giời leo. Pha bột yến mạch vào nước tắm và ngâm mình thư giãn khoảng 10-15 phút, đều đặn mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả của yến mạch mang lại trong việc điều trị các vấn đề về da.
13. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
Nên mặc quần áo rộng, thoải mái làm từ chất liệu mềm, nhẹ, thấm hút mồ hôi như cotton hoặc vải lanh để vùng da có bọng nước không bị cọ hoặc ma sát quá nhiều, hạn chế tình trạng kích ứng, đau rát, khó chịu cho người bệnh.
14. Trị giời leo tại nhà bằng chế độ ăn uống
Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có sức đề kháng kém, nếu mắc bệnh giời leo có nguy cơ bệnh tiến triển trầm trọng hơn, thời gian mắc bệnh và phục hồi sức khỏe lâu hơn, có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia cho biết một số thay đổi trong việc ăn uống sẽ mang lại những hiệu quả tích cực giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và là một trong những cách trị giời leo tại nhà đơn giản, bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Theo đó, người mắc bệnh giời leo cần tăng cường bổ sung các thực phẩm như thịt, trứng, cá đánh bắt tự nhiên, trái cây nhiều vitamin như các loại rau củ có màu xanh lá, cam, dâu tây và khoai tây,… Đồng thời cần kiêng tuyệt đối một số thực phẩm khiến bệnh giời leo thêm trầm trọng như:
- Thực phẩm và nước uống nhiều đường.
- Thực phẩm giàu axit amin arginine như sô cô la, gelatin và các loại hạt, ngũ cốc tinh chế chứa hàm lượng carbohydrate cao.
- Các thực phẩm chứa nhiều béo bão hòa, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Rượu, bia, các loại nước uống có cồn và thuốc lá.
Trên đây là 14 cách trị giời leo tại nhà an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên, các cách điều trị bệnh tại nhà chỉ có hiệu quả với những người mắc bệnh giời leo nhẹ. Những trường hợp mắc bệnh nặng với các cơn đau nhức kéo dài, dữ dội và dai dẳng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp và điều trị kịp thời.