Tính giá tour du lịch là một định nghĩa mà hầu hết các điều hành tour du lịch đều có thể hiểu và áp dụng thường xuyên trong các tour mà mình tính cũng như lên giá chi phí
Hãy cùng Travelopia tìm hiểu trong bài viết dưới đây !!!
1. Các loại chi phí trong du lịch
Để tính giá tour du lịch, các doanh nghiệp du lịch thường bóc tách chi phí thành các loại là chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí khác có liên quan.
1.1 Chi phí biến đổi
Là tổng chi phí của tour du lịch được tập hợp trên cơ sở chi phí cho số lượng khách như chi phí di chuyển; chi phí khách sạn; chi phí ăn uống; vé thăm quan; vé tàu xe…
Chi phí này biến đổi, tỷ lệ thuận với sự tăng giảm về số lượng khách tham gia tour (ký hiệu VC).
Chi phí biến đổi bình quân (tính cho một khách du lịch), được tính trên cơ sở chi phí trung bình cho mỗi khách hàng tham gia tour (AVC).
AVC = VC/Q
1.2 Chi phí cố định
Giá cố định là tổng chi phí hàng tháng doanh nghiệp phải chi ra để trang trải cho việc vận hành bộ máy như tiền thuê mặt bằng; tiền khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng; tiền lãi và tiền lương của các cán bộ quản lý… phân bổ cho tour du lịch đó.
Chi phí cố định (giá cố định) dự kiến phân bổ cho tour du lịch (FC) là khoản chi phí không thay đổi theo số lượng tour, cũng như số lượng khách hàng nhiều hay ít của từng tour du lịch, trong một chu kỳ hạch toán kế toán (thường là theo năm tài chính từ 01/01 đến 31/12 năm đó).
Chi phí cố định bình quân trên mỗi khách hàng trong tour du lịch gọi là chi phí cố định trung bình (AFC):
AFC = FC/Q
(trong đó Q là số lượng khách hàng trong tour)
Chi phí khác: Ngoài chi phí cố định và chi phí biến đổi, quá trình triển khai đưa sản phẩm ra thị trường, còn một loại chi phí nữa liên quan tới tour du lịch là chi phí khác (OC) như chi phí xúc tiến thương mại, chi phí bán hàng, các chi phí liên quan tới tour du lịch. Sau khi tổng hợp được chi phí này, ta phân bổ cho từng khách hàng để có được chi phí khác bình quân (AOC).
AOC = OC/Q
Tổng chi phí: Tổng các chi phí của cả tour du lịch sẽ bao gồm chi phí cố định; chi phí biến đổi và chi phí khác. Tổng chi phí (TC) tính bình quân trên mỗi khách hàng theo từng tour du lịch, được gọi là chi phí trung bình (AC).
TC = FC + VC + OC
AC = AFC + AVC + AOC
2. Giá thành trong du lịch là gì?
2.1 Khái niệm
Giá thành dịch vụ du lịch trong tiếng Anh tạm dịch là: Price of tourism service.
Giá thành dịch vụ du lịch được hiểu là chi phí của dịch vụ du lịch đã hoàn thành. Giá thành dịch vụ du lịch còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kết quả của sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
Giá thành dịch vụ du lịch cũng là cơ sở để xác định giá bán dịch vụ du lịch, đảm bảo bù đắp chi phí dịch vụ du lịch và có lợi nhuận.
2.2 Xác định giá thành của chương trình du lịch cho một chuyến
Giá thành của một chương trình du lịch cho một chuyến cho một khách du lịch (nếu tính cho cả đoàn khách thì được gọi là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi) bao gồm những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch tour phải chi trả để tiến hành thực hiện chuyến đi theo chương trình tour du lịch cụ thể.
Để tính giá thành, các doanh nghiệp du lịch cần phải phân loại và nhóm toàn bộ các chi phí để thực hiện chương trình tour du lịch của một chuyến đi làm hai loại: chi phí biến đổi (tính cho một khách du lịch) và chi phí cố định (tính cho cả đoàn khách).
Xem thêm: Cách tính giá tour du lịch trọn gói mới nhất - Travelopia
3. Tại sao cần chiết tính tour trong tính giá tour du lịch?
Khi tạo ra một tour du lịch, bạn cần hiểu hệ thống dịch vụ bên trong của tour, cũng như cách thức tổ chức và phục vụ dựa trên các dịch vụ cam kết cung cấp cho khách du lịch với giá bán.
Vậy chiết tính tour là gì và tại sao lại cần chiết tính tour?
3.1 Bảng chiết tính giá tour là gì?
Bảng chiết tính là tập hợp giá NET của các dịch vụ khi đưa vào tour. Thông qua bảng chiết tính tour này, người điều hành có thể kiểm tra giá mua dịch vụ tại các nhà cung cấp một cách chính xác hơn, có thời gian lưu lâu dài và không bị mất mát hay nhầm lẫn trong quá trình điều hành và lưu trữ.
3.2 Tại sao cần chiết tính giá tour
Bảng chiết tính sẽ giúp doanh nghiệp nhìn tổng thể giá cho mỗi tour, để đảm bảo có thể xây dựng chính xác được giá dịch vụ, nhân viên bán hàng cần phải hiểu rõ giá hợp đồng (Contract) (trao đổi) với nhà cung cấp (Supplier) và đặc tính của dịch vụ cũng như nhu cầu, chất lượng dịch vụ trong mỗi tour mà khách hàng của bạn yêu cầu và bạn có thể cung cấp được sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết để lấy ra giá bán cho khách mua tour.
Hơn thế nữa, việc điều chỉnh dịch vụ cũng là cực kỳ đơn giản và thuận tiện theo yêu cầu cụ thể của khách hàng dựa trên bảng dịch vụ đã chiết tính sẵn của tour sản phẩm mà khách hàng đang booking.
Khi một tour được chiết tính xong, giá mà hệ thống đưa ra là giá trị tour - không phải giá bán, vì thế người bán tour hay người xây dựng chương trình tour lưu ý vấn đề này. Khi tiến hành booking, lợi ích của việc chiết tính tour sẽ đem lại cho người tạo booking nhìn thấy giá trị thật của tour đang bán, qua đó áp dụng đối với từng trường hợp khác nhau.
Ngoài ra, một website du lịch được tích hợp với hệ thống Travelopia sẽ tạo thêm các tính năng quản trị công ty một cách hiệu quả hơn, nhờ vào giá trị có sẵn mà phần mềm đem lại.
4. Tính giá tour du lịch cùng phần mềm Travelopia
Với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch - lữ hành sẽ cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn vàng “bùng nổ”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cùng vô số lợi ích khác về quảng bá thương hiệu, phần mềm Travelopia sẽ là một giải pháp công nghệ vô cùng tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Với mong muốn giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp lữ hành đang gặp phải, phần mềm tính giá tour Travelopia mang tới phần mềm quản trị du lịch với module chiết tính giá tour.
Ngoài ra, Travelopia - giải pháp quản trị nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp lữ hành còn có các tính năng như:
- Quản lý đồng bộ đa kênh trên 1 màn hình
- Quản lý thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch
- Quản lý đơn hàng theo thời gian thực
- Xuất danh sách booking và khách hàng tự động
- Quản lý công nợ,..
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm qua website: https://travelopia.vn/
5. Lời kết
Như vậy, việc xác định giá thành và giá bán cho khách hàng của một tour du lịch, là căn cứ rất quan trọng để nhà quản lý tìm kiếm lợi nhuận phù hợp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, kẽ hở để tìm kiếm lợi nhuận là rất nhỏ và khắc nghiệt.
Tuy nhiên, lợi nhuận luôn là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh phù hợp để tối giảm chi phí, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm mà doanh nghiệp mình tạo ra.
Bài viết liên quan:
- 10 cách giữ chân khách hàng trên website lâu hơn!
- Hướng dẫn các bước SEO cơ bản cho website du lịch
- Hướng dẫn chi tiết SEO Local cho website du lịch từ A đến Z