1.Tìm hiểu về KVA và Ampe là gì?
- Hiện nay để đo được các dung lượng và công suất của máy biến áp thì người sử dụng có thể dùng đơn vị kva để đo lường. Kva thường được đọc là ki-lô Vôn Am-pe (ký hiệu là S). Mạng lưới điện xoay chiều và công suất biểu kiến (S) được biểu thị bằng tổng vecto công suất thực (P) và công suất phản kháng (Q), được viết tắt là VA - đơn vị biểu thị công suất dòng điện và được dùng cho công suất của dòng điện. Trong điều kiện mạch điện một chiều hay mạch điện lý tưởng thì kVA tương đương với kW.
- Ampe (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp) nó còn được viết là am-pe. Ký hiệu A, đây là đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI. Được lấy tên theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp André Marie Ampère. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh, yếu của dòng điện có được. Đại lượng này được xác định bằng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của một đơn vị thời gian.
- Trong điện tử học dòng điện được xem là dòng dịch chuyển của electron trong dây dẫn điện kim loại, các điện trở hay dòng dịch chuyển của những ion trong pin hoặc dòng chảy của hố điện tử.Cường độ dòng điện tùy mức độ mạnh yếu, nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Để tính được người ta nhân hiệu điện thế (U) tính theo Volt với một cường độ dòng điện được tính theo Ampe (A). Đơn vị này sử dụng được khi cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.
2. Công thức thể hiện mối liên quan giữa KVA và Ampe (A)
- Điện 1 pha tính theo công suất:
P = U x I
=> I = P/U
Trong đó:
- P là công suất (Ký hiệu KVA)
- U là hiệu điện thế (Vol) chạy qua dây dẫn (Ký hiệu U)
- I là cường độ dòng điện Ampe (Ký hiệu A)
Ví dụ: Ta có một máy biến áp 1 pha vào 380V ra 220V công suất 440VA. Khi đó cường độ dòng điện (Ampe) của máy biến áp được tính như sau:
I = P/U = 440/220=2(A)
Vậy cường độ dòng điện của máy biến áp trên là 2A, thật đơn giản phải không nào.
Lưu ý: Nếu công suất máy đang là KVA trước khi tính theo công thức bạn cần đổi chúng về đơn vị VA. Được biết 1KVA = 1000VA
- Điện 3 pha tính theo công thức :
P = √3 U x I x Cos(Φ)
=> I = P/(√3 x U x Cos(Φ))
Trong đó:
- P là công suất (Ký hiệu KVA)
- U là hiệu điện thế (Vol) chạy qua dây dẫn (Ký hiệu U)
- I là cường độ dòng điện Ampe (Ký hiệu A)
- Cos(Φ) tính băng 1 hoặc 0,8
Từ công thức trên có thể qui đổi ra được công suất KVA sang dòng tải Ampe là bao nhiêu A. Tùy theo loại điện 1 pha hay 3 pha có thể chọn công thức phù hợp. Lưu ý dòng tải Ampe có tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế hiệu dụng, tức là với cùng 1 công suất máy có thể hiểu hiệu điện thế càng cao thì dòng tải Ampe (A) càng nhỏ và ngược lại hiệu điện thế càng giảm thì dòng tải Ampe càng cao. Từ đó nếu thay đổi điện áp của máy cần phải lưu ý thay đổi tiết diện dây dẫn theo.
Ví dụ: Khách hàng đang sử dụng điện 3 pha 380V (điện áp vào)mà muốn mua sử dụng biến áp đổi nguồn thành 3 pha 220V(điện áp ra). Với công suất 100KVA chẳng hạn,
Theo công thức ta có I = P/(√3U x Cos(Φ) = (100x1000)/(√3x220 x 1))≈262.4(A)
Vậy cường độ dòng điện khách hàng cần sử dụng là 262.4 Ampe
3. Bảng tra dòng tải Ampe (A) qui đổi sang KVA điện 1 pha và 3 pha
Dưới đây là bảng tra qui đổi tính Ampe sang KVA mà đã tính sẵn dòng tải Ampe(A) qui đổi ra KVA với điện 1 pha 110V-220V, điện 3 pha 200V-220V-380V. Tùy theo mỗi mức hiệu điện thế mà có các dòng tải khác nhau. Riêng với điện 3 pha Fushin tính Cos(Φ) có hệ số băng 1. Bạn có thể chọn Cos(Φ) bằng 0.8.
Bảng tính nhanh dòng Ampe 3 pha theo công suất: