Trang thông tin tổng hợp
Trang thông tin tổng hợp
  • Công Nghệ
  • Ẩm Thực
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Công Nghệ Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
  1. Trang chủ
  2. Công Nghệ
Mục Lục

Phép nhân đa thức một biến| Toán 7 chương trình mới

avatar
Katan
22:42 21/12/2024
Theo dõi trên

Mục Lục

1. Phép nhân đơn thức với đơn thức

- Muốn nhân đơn thức A với đơn thức B, ta làm như sau:

  • Nhân hệ số của đơn thức A với hệ số của đơn thức B;
  • Nhân lũy thừa của biến A với lũy thừa của biến đó trong B;
  • Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

- Ví dụ: Tính

a) 3x2.7x

b) -5xm.3xn (m, n )

Lời giải:

a) 3x2.7x = 3.7.x2.x = 21x2+1 = 21x3

b) -5xm.3xn = (-5).3.xm.xn = -15.xm+n

2. Phép nhân đơn thức với đa thức

- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

- Ví dụ: Tính

a) x(2x + 3)

b) 6x2(x - 1)

Lời giải:

a) x(2x + 3) = x.2x + 3.x = 2x2 + 3x

b) 6x2(x - 1) = 6x2.x - 1.6x2 = 6x3 - 6x2

3. Nhân đa thức với đa thức

- Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với tứng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

- Ví dụ: Tính tích của hai đa thức P(x) = x2 + x + 1 và Q(x) = x2 - x + 1

Lời giải: P(x).Q(x) = (x2 + x + 1).(x2 - x + 1)

= x2.x2 - x2.x + x2.1 + x.x2 - x.x + x.1 + 1.x2 - 1.x + 1.1

= x4 - x3 + x2 + x3 - x2 + x + x2 - x + 1

= x4 + x2 + 1

- Chú ý: Sau khi thực hiện phép nhân hai đa thức, ta thường viết đa thức tích ở dạng thu gọn và sắp xếp các đơn thức theo số mũ tăng dần hoặc giảm dần của biến. Chúng ta có thể trình bày phép nhân (x2 + x + 1).(x2 - x + 1) theo cột dọc như sau:

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

4. Phép nhân đa thức một biến toán 7 chương trình mới

4.1 Phép nhân đa thức một biến toán 7 kết nối tri thức

Bài 7.23 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

a) 6x2 . (2x3 - 3x2 + 5x - 4)

= 6x2.2x3 + 6x2.(-3x2) + 6x2.5x + 6x2.(-4)

= 6.2.x2.x3 + (-18)x2.x2 + 30x2.x + (-24)x2

= 12x5 - 18x4 + 30x3 - 24x2

b) (-1,2x2) . (2,5x4 - 2x3 + x2 - 1,5)

= (-1,2x2) . 2,5x4 + (-1,2x2) . (-2x3) + (-1,2x2).x2 + (-1,2x2).(-1,5)

= (-1,2 . 2,5).x2.x4 + [(-1,2) . (-2)](x2.x3) -1,2x2.x2 + [(-1,2).(-1,5)]x2

= -3x6 + 2,4x5 - 1,2x4 + 1,8x2

Bài 7.24 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

a) 4x2(5x2 + 3) - 6x (3x2 - 2x + 1) - 5x3(2x - 1)

= 4x2.5x2 + 4x2.3 + (-6x).3x2 + (-6x).(-2x) + (-6x).1 + (-5x3).2x + (-5x3).(-1)

= 20x4 + 12x2 + (-18x3) + 12x2 + (-6x) + (-10x4) + 5x3

= 20x4 + 12x2 - 18x3 + 12x2 - 6x - 10x4 + 5x3

= (20x4 - 10x4) + (-18x3 + 5x3) + (12x2 + 12x2) - 6x

= 10x4 + (-13x3) + 24x2 - 6x

= 10x4 -13x3 + 24x2 - 6x

Bài 7.25 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

a) (x2 - x) . (2x2 - x - 10)

= x2(2x2 - x - 10) + (-x) (2x2 - x - 10)

= x2.2x2 + x2.(-x) + x2.(-10) + (-x).2x2 + (-x).(-x) + (-x).(-10)

= 2x4 + (-x3) - 10x2 - 2x3 + x2 + 10x

= 2x4 - x3- 10x2 - 2x3 + x2 + 10x

= 2x4 + (-x3 - 2x3) + (-10x2 + x2) + 10x

= 2x4 + (-3x3) + (-9x2) + 10x

= 2x4 - 3x3 - 9x2 + 10x

b) (0,2x2 - 3x) . 5(x2 - 7x + 3)

= 5. (0,2x2 - 3x) . (x2 - 7x + 3)

= 5.[0,2x2. (x2 - 7x + 3) + (-3x) . (x2 - 7x + 3)]

= 5. [0,2x2.x2 + 0,2x2.(-7x) + 0,2x2.3 + (-3x).x2 + (-3x).(-7x) + (-3x).3]

= 5. [0,2x4 + (-1,4)x3 + 0,6x2 + (-3x3) + 21x2 + (-9x)]

= 5. (0,2x4 - 1,4x3 + 0,6x2 - 3x3 + 21x2 - 9x)

= 5. [0,2x4 + (- 1,4x3 - 3x3) + (0,6x2 + 21x2) - 9x]

= 5. [0,2x4 + (-4,4x3) + 21,6x2 - 9x]

= 5. (0,2x4 - 4,4x3 + 21,6x2 - 9x)

= 5.0,2x4 + 5. (-4,4x3) + 5. 21,6x2 + 5. (-9x)

= x4 + (-22x3) + 108x2 + (-45x)

= x4 - 22x3 + 108x2 - 45x

Bài 7.26 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

a) (x2 - 2x + 5) . (x - 2)

= x2(x - 2) + (-2x).(x - 2) + 5.(x - 2)

= x2.x + x2.(-2) + (-2x).x + (-2x).(-2) + 5x + 5.(-2)

= x3 - 2x2 - 2x2 + 4x + 5x -10

= x3 - 4x2 + 9x - 10

Vậy (x2 - 2x + 5) . (x - 2) = x3 - 4x2 + 9x - 10.

b) (x2 - 2x + 5) . (2 - x) = -x3 + 4x2 - 9x + 10.

Ta thấy 2 - x = -x + 2 = - (x - 2).

Do đó (x2 - 2x + 5) . (2 - x) = (x2 - 2x + 5). -(x - 2) = - (x2 - 2x + 5) . (x - 2).

Vậy (x2 - 2x + 5) . (2 - x) = -(x3 - 4x2 + 9x - 10) = -x3 + 4x2 - 9x + 10.

Bài 7.27 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

x(x + 1)(x - 1) = (x.x + x.1)(x - 1)

= (x2 + x)(x - 1)

= x2(x - 1) + x(x - 1)

= x2.x + x2.(-1) + x.x + x.(-1)

= x3 - x2 + x2 - x

= x3 - x

Vậy đa thức biểu thị thể tích (đơn vị: cm3) của hình hộp chữ nhật đó là x3 - x.

Bài 7.28 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

a) (5x3 - 2x2 + 4x - 4). (x3 + 3x2 - 5)

= 5x3. (x3 + 3x2 - 5) + (-2x2). (x3 + 3x2 - 5) + 4x. (x3 + 3x2 - 5) + (-4). (x3 + 3x2 - 5)

= 5x3.x3 + 5x3.3x2 + 5x3. (-5) + (-2x2).x3 + (-2x2).3x2 + (-2x2).(-5)

+ 4x.x3 + 4x.3x2 + 4x. (-5) + (-4)x3 + (-4).3x2 + (-4).(-5)

= 5x6 + 15x5 - 25x3 - 2x5 - 6x4 + 10x2 + 4x4 + 12x3 - 20x - 4x3 - 12x2 + 20

= 5x6 + (15x5 - 2x5) + (-6x4 + 4x4) + (-25x3 + 12x3 - 4x3) + (10x2 - 12x2) - 20x + 20

= 5x6 + 13x5 + (-2x4) + (-17x3) + (-2x2) - 20x + 20

= 5x6 + 13x5 - 2x4 - 17x3 - 2x2 - 20x + 20

b) (-2,5x4 + 0,5x2 + 1). (4x3 - 2x + 6)

= (-2,5x4).(4x3 - 2x + 6) + 0,5x2.(4x3 - 2x + 6) + 1.(4x3 - 2x + 6)

= (-2,5x4). 4x3 + (-2,5x4). (-2x) + (-2,5x4). 6 + 0,5x2. 4x3 + 0,5x2. (-2x) + 0,5x2. 6

+ 1. 4x3 + 1. (-2x) + 1. 6

= -10x7 + 5x5 + (-15x4) + 2x5 + (-x3) + 3x2 + 4x3 + (-2x) + 6

= -10x7 + 5x5 - 15x4 + 2x5 - x3 + 3x2 + 4x3 - 2x + 6

= -10x7 + (5x5 + 2x5) - 15x4 + (-x3 + 4x3) + 3x2 - 2x + 6

= -10x7 + 7x5 - 15x4 + 3x3 + 3x2 - 2x + 6

Bài 7.29 trang 38 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức

Số cọc dùng để rào hết chiều dài của mảnh vườn là x + 20 cọc.

Khoảng cách giữa hai cọc liên tiếp là 0,1 m.

Giữa x cọc sẽ có x - 1 khoảng cách.

Do đó độ dài của chiều rộng mảnh vườn là: 0,1. (x - 1) m.

Giữa x + 20 cọc sẽ có x + 19 khoảng cách.

Do đó độ dài của chiều dài mảnh vườn là: 0,1. (x + 19) m.

Khi đó diện tích của mảnh vườn là:

0,1. (x - 1). 0,1. (x + 19) = 0,1. 0,1. (x - 1). (x + 19)

= 0,01. [x.x + x.19 + (-1).x + (-1).19]

= 0,01. (x2 + 19x - x - 19)

= 0,01. (x2 + 18x - 19)

= 0,01.x2 + 0,01. 18x + 0,01. (-19)

= 0,01x2 + 0,18x - 0,19

Vậy đa thức biểu thị diện tích của mảnh vườn là 0,01x2 + 0,18x - 0,19.

4.2 Phép nhân đa thức một biến toán 7 cánh diều

Bài 1 trang 63 SGK Toán 7/2 Cánh diều

c) (2x2 + x + 4)(x2 - x - 1)

= 2x2 . x2 - 2x2 . x - 2x2 . 1 + x . x2 - x . x - x . 1 + 4 . x2 - 4 . x - 4 . 1

= 2x4 - 2x3 - 2x2 + x3 - x2 - x + 4x2 - 4x - 4

= 2x4 + (-2x3 + x3) + (-2x2 - x2+ 4x2) + (-x - 4x) - 4

= 2x4 - x3 + x2 - 5x - 4.

d) (3x - 4)(2x + 1) - (x - 2)(6x + 3)

= 3x . 2x + 3x . 1 - 4 . 2x - 4 . 1 - (x . 6x + x . 3 - 2 . 6x - 2 . 3)

= 6x2 + 3x - 8x - 4 - (6x2 + 3x - 12x - 6)

= 6x2 - 5x - 4 - (6x2 - 9x - 6)

= 6x2 - 5x - 4 - 6x2 + 9x + 6

= (6x2 - 6x2) + (-5x + 9x) + (-4 + 6)

= 4x + 2.

Bài 2 trang 63 SGK Toán 7/2 Cánh diều

a) P(x) = (-2x2 - 3x + x - 1)(3x2 - x - 2)

= (-2x2 - 2x - 1)(3x2 - x - 2)

= -2x2 . 3x2 - (-2x2) . x - (-2x2) . 2 - 2x . 3x2 - 2x . (-x) - 2x . (-2) - 1 . 3x2 - 1 . (-x) - 1 . (-2)

= -6x4 + 2x3 + 4x2 - 6x3 + 2x2 + 4x - 3x2 + x + 2

= -6x4 + (2x3 - 6x3) + (4x2 + 2x2 - 3x2) + (4x + x) + 2

= -6x4 - 4x3 + 3x2 + 5x + 2

Khi đó đa thức P(x) có bậc bằng 4, hệ số cao nhất bằng -6, hệ số tự do bằng 2.

b) Q(x) = (x5 - 5)(-2x6 - x3 + 3)

= x5 . (-2x6) - x5 . x3 + x5 . 3 - 5 . (-2x6) - 5 . (-x3) - 5 . 3

= -2x11 - x8 + 3x5 + 10x6 + 5x3 - 15

= -2x11 - x8 + 10x6 + 3x5 + 5x3 - 15

Khi đó đa thức Q(x) có bậc bằng 11, hệ số cao nhất bằng -2, hệ số tự do bằng -15.

Bài 3 trang 63 SGK Toán 7/2 Cánh diều

a) P(x) = x2(x2 + x + 1) - 3x(x - a) + 1/4

= x2 . x2 + x2 . x + x2 . 1 - 3x . x - 3x . (-a) + 1/4

= x4 + x3 + x2 - 3x2 + 3ax + 1/4

= x4 + x3 - 2x2 + 3ax + 1/4

b) Do tổng các hệ số của đa thức P(x) bằng 5/2 nên 1 + 1 + (-2) + 3a + 1/4 = 5/2.

Do đó:

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

Bài 4 trang 63 SGK Toán 7/2 Cánh diều

Gọi độ dài cạnh của hình vuông là x (cm).

Khi đó chiều dài của hình chữ nhật sau khi cắt đi 2 hình vuông là 30 - 2a (cm).

Chiều rộng của hình chữ nhật sau khi cắt đi 2 hình vuông là 20 - 2a (cm).

Ta thấy độ dài đáy của hình hộp chữ nhật là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật sau khi cắt đi 2 hình vuông, chiều cao của hình hộp chữ nhật là độ dài cạnh của hình vuông.

Do đó thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: a(30 - 2a)(20 - 2a) (cm3).

Bài 5 trang 63 SGK Toán 7/2 Cánh diều

Gọi tuổi của người đó là x (x > 0).

Tuổi của người đó cộng thêm 5 được x + 5.

Nhân kết quả vừa tìm được với 2 được 2(x + 5) = 2x + 2 . 5 = 2x + 10.

Lấy kết quả đó cộng với 10 được 2x + 10 + 10 = 2x + 20.

Nhân kết quả vừa tìm được với 5 được 5(2x + 20) = 5. 2x + 5 . 20 = 10x + 100.

Kết quả sau khi trừ đi 100 là 10x + 100 - 100 = 10x.

Khi đó kết quả cuối cùng bằng 10 lần tuổi của người đó.

4.3 Phép nhân đa thức một biến toán 7 chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 40 SGK toán 7/2 Chân trời sáng tạo

a) (4x - 3)(x + 2)

= 4x . x + 4x . 2 + (-3) . x + (-3) . 2

= 4x2 + 8x - 3x - 6

= 4x2 + (8x - 3x) - 6

= 4x2 + 5x - 6

b) (5x + 2)(-x2 + 3x + 1)

= 5x . (-x2) + 5x . 3x + 5x . 1 + 2 . (-x2) + 2 . 3x + 2 . 1

= -5x3 + 15x2 + 5x - 2x2 + 6x + 2

= -5x3 + (15x2 - 2x2) + (5x + 6x) + 2

= -5x3 + 13x2 + 11x + 2

c) (2x2 - 7x + 4)(-3x2 + 6x + 5)

= 2x2 . (-3x2) + 2x2 . 6x + 2x2 . 5 - 7x . (-3x2) - 7x . 6x - 7x . 5 + 4 . (-3x2) + 4 . 6x + 4 . 5

= -6x4 + 12x3 + 10x2 + 21x3 - 42x2 - 35x - 12x2 + 24x + 20

= -6x4 + (12x3 + 21x3) + (10x2 - 42x2 - 12x2) + (-35x + 24x) + 20

= -6x4 + 33x3 - 44x2 - 11x + 20

Bài 2 trang 40 SGK toán 7/2 Chân trời sáng tạo

Biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật bên ngoài là:

(2x + 4)(3x + 2)

= 2x . 3x + 2x . 2 + 4 . 3x + 4 . 2

= 6x2 + 4x + 12x + 8

= 6x2 + (4x + 12x) + 8

= 6x2 + 16x + 8

Biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật bên trong là:

x . (x + 1)

= x . x + x . 1

= x2 + x

Do đó biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô màu xanh là:

(6x2 + 16x + 8) - (x2 + x)

= 6x2 + 16x + 8 - x2 - x

= (6x2 - x2) + (16x - x) + 8

= 5x2 + 15x + 8

Vậy biểu thức biểu thị diện tích của phần được tô màu xanh là 5x2 + 15x + 8.

Trên đây là những kiến thức về bài học Phép nhân đa thức một biến trong chương trình toán lớp 7. Qua bài học, các em đã biết được về cách thực hiện phép nhân hai đa thức một biến. Theo dõi các bài học mới nhất của VUIHOC trên trang web vuihoc.vn và đừng quên để lại thông tin để được tư vấn lộ trình học toán THCS hiệu quả nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

  • Biểu thức đại số
  • Đa thức một biến
  • Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
0 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS

Trang thông tin tổng hợp melodious

Website melodious là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

© 2025 - melodious

Kết nối với melodious

vntre
vntre
vntre
vntre
vntre
thời tiết hải phòng SV88
Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Công Nghệ
  • Ẩm Thực
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký