Đậu lăng đỏ
là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm, đặc biệt hàm lượng protein và chất xơ có trong đậu lăng đỏ rất tốt với sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà các mẹ thường hay tìm hiểu công thức nấu đậu lăng đỏ khi cho con ăn dặm. Vậy đậu lăng đỏ có khó chế biến không? Cùng Mămmy tìm hiểu ở bài viết này nhé.
1. CÔNG DỤNG CỦA HẠT ĐẬU LĂNG ĐỎ VỚI SỨC KHỎE BÉ
Đậu lăng đỏ là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng rất cao, với lượng protein và chất xơ có lợi cho sự phát triển của bé.
Dinh dưỡng của hạt đậu lăng đỏ sẽ có sự chênh lệch ở từng loại, nhưng nhìn chung thì trong 200g đậu lăng đỏ nấu chín sẽ mang đến cho bé thành phần dinh dưỡng:
Carbon: Chiếm 40g giúp mang lại năng lượng cho hoạt động của bé. Carbs trong đậu lăng đỏ có được nhờ giàu tinh bột, do đó đậu lăng đỏ sẽ giúp bé no bụng nên có thể sử dụng thay cho cơm, gạo.
Protein: Chiếm 18g trong 200g hạt đậu lăng đỏ nấu chín, chiếm thành phần dinh dưỡng cao thứ 2, do đó đậu lăng đỏ là món ăn mẹ có thể thay thế cho thịt, cá để cung cấp chất đạm cho bé. Đây cũng là nguồn cung cấp chất sắt tốt.
Chất xơ: Chiếm 16g, đứng thứ 3 trong tỷ lệ những chất dinh dưỡng có trong hạt đậu. Nguồn chất xơ dồi dào trong đậu lăng sẽ giúp bé tiêu hóa khỏe mạnh, chống tình trạng bị táo bón.
Chất béo: Chiếm 0,8g, lượng chất béo này rất ít nhưng sẽ giúp cho cơ thể bé điều hòa nhịp tim và huyết áp.
2. CÁCH CHẾ BIẾN ĐẬU LĂNG ĐỎ CHO BÉ
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu lăng đỏ không chỉ cung cấp cho con nhiều dưỡng chất mà còn có thể đem lại nhiều trải nghiệm hương vị cho bé với đa dạng cách chế biến. Sau đây là các cách chế biến đậu lăng đỏ dinh dưỡng và ngon miệng mà mẹ có thể thử nấu tại nhà cho bé ăn dặm.
Cháo đậu lăng đỏ thịt băm
Nguyên liệu: 100g đậu lăng đỏ, 100g thịt heo băm nhỏ, ½ củ cà rốt, 1 bát gạo, 5ml dầu olive.
Cách nấu:
Mẹ rửa sạch thịt lợn, băm nhỏ nấu cùng gạo và đậu lăng đỏ dưới lửa vừa thành hỗn hợp sệt. Sau đó thái cà rốt thành hạt lựu, nấu cùng cháo thêm trong 15-20 phút đến khi cháo chín nhừ. Cho vào máy xay nhuyễn và nấu lại thêm 3 - 4 phút, đun lại hỗn hợp và cho 1 muỗng 5ml dầu olive vào cháo cho bé ăn.
Bánh đậu lăng đỏ rau củ
Nếu bé bị táo bón, mẹ có thể làm món bánh này cho bé sẽ giúp con đi tiêu dễ dàng hơn vì thành phần bánh có chứa nhiều chất xơ. Bánh được làm từ đậu lăng đỏ và các loại rau củ khác nên có vị ngon thanh mát, sẽ tạo nên trải nghiệm thích thú cho bé khi ăn dặm
Nguyên liệu: 100g đậu lăng đỏ, 100g khoai lang, 90g cà rốt, 2 lát bánh mì, 5ml dầu olive.
Cách chế biến:
Mẹ đem khoai lang và cà rốt rửa sạch, sau đó cắt miếng. Cho khoai lang, cà rốt vào dầu olive đảo đều 2 phút, cho đậu lăng vào tiếp và đảo đều tất cả trong 3 phút.
Sau khi đảo đều mẹ cho vào 100ml nước và ninh trong 10-15 phút cho chín nhừ. Đem bánh mì xay nhỏ, vớt hỗn hợp đã ninh ra xay mịn nữa là xong. Trộn đều những thứ đã xay, tạo hình dáng vào khuôn cho bé. Đem bánh rán đều 2 mặt là mẹ đã có những chiếc bánh đậu lăng đỏ nhỏ xinh cho bé.
Súp đậu lăng đỏ phô mai
Nguyên liệu: 100g đậu lăng đỏ, phô mai tách muối, cà rốt.
Cách nấu:
Ngâm đậu lăng đỏ qua nước trong 4-6 tiếng, vớt đậu lăng đỏ để ráo. Đổ nước vào nồi và hầm đậu lăng đỏ trong 20 - 25 phút cho nhừ rồi tắt bếp. Cho phô mai tách muối vào nồi và 5ml dầu olive vào trộn đều nấu thêm trong 3-5 phút thì mẹ tắt bếp.
Cháo đậu lăng đỏ thịt gà bí ngô
Nguyên liệu: 80g ức gà, 100g đậu lăng đỏ, 1 củ cần tây, 1 củ cà rốt, 5ml dầu olive.
Cách nấu:
Ngâm đậu lăng đỏ trong nước 6-8 tiếng, sau đó mẹ vớt sạch để ráo nước. Ức gà mẹ rửa sạch, thái miếng nhỏ, cà rốt và cần tây thái hạt lựu. Xào cần tây với dầu olive cho mềm, thêm nước, sau đó cho thịt gà, đậu lăng đỏ và cà rốt vào ninh trong 20 - 25 phút. Có thể xay nhuyễn cháo cho bé tùy vào độ ăn thô của con.
Hy vọng qua bài viết mẹ sẽ hiểu rõ hơn về công dụng của đậu lăng đỏ cũng như các cách chế biến đậu lăng đỏ dinh dưỡng cho bé. Mẹ nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo để tìm hiểu thêm kiến thức nuôi con hữu ích nhé!
7 CÁCH NẤU YẾN MẠCH CHO BÉ ĂN DẶM SIÊU THƠM NGON