Ngoài ra, bồn chồn và kích động là tác dụng phụ của một số nhóm thuốc khác, bao gồm:
- Thuốc chống nôn.
- Một số thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc huyết áp.
Nói chung, khả năng xảy ra các tác dụng phụ này tăng lên khi sử dụng thuốc kéo dài. Hãy nhớ thông báo cho bác sĩ và thăm khám ngay nếu bạn cảm thấy bồn chồn hoặc các tác dụng phụ khác khi dùng những loại thuốc kể trên.
Các phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bồn chồn
Vì tình trạng bồn chồn có liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau về thể chất hoặc tinh thần nên việc chẩn đoán tình trạng này bao gồm việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Bác sĩ có thể cần đến nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm:
- Tham vấn: Bồn chồn có khả năng cao đến từ vấn đề tâm lý. Bạn có thể chủ động tìm đến các trung tâm trị liệu tâm lý đề được chẩn đoán nguyên nhân, vấn đề và được các chuyên gia trị liệu tâm lý đưa ra giải pháp, lộ trình trị liệu phù hợp.
- Khám thực thể: Bạn có thể sẽ được yêu cầu mô tả các triệu chứng và đánh giá xem có cảm giác bồn chồn, lo lắng hoặc các dấu hiệu bồn chồn khác hay không.
- Tiền sử bệnh: Vì tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này nên bạn sẽ được hỏi rằng đang dùng thuốc gì, cũng có thể sẽ hỏi về bệnh sử của bạn và của gia đình bạn.
- Xét nghiệm lâm sàng: Vì thiếu sắt hoặc thiếu khoáng chất khác có thể dẫn đến hội chứng chân không yên nên bạn có thể cần phải xét nghiệm mẫu máu.
- Đánh giá tâm thần: Vì tình trạng bồn chồn cũng có thể đi kèm với các tình trạng như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và rối loạn hành vi - cảm xúc, nên bạn có thể cần được bác sĩ tâm thần đánh giá lâm sàng hoặc chuyên gia tâm lý tham vấn những tình trạng này.
- Hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc tia X có thể được sử dụng nếu nghi ngờ có nốt trên tuyến giáp hoặc để sàng lọc sự thoái hóa của tế bào não do bệnh Alzheimer hoặc các tình trạng thần kinh khác.