Cúm B là bệnh viêm đường hô hấp gây nên bởi Influenza virus. Khác với virus cúm A có nhiều chủng gây bệnh như H1N1, H3N2, H5N1,… virus cúm B chỉ có một loại chủng duy nhất được phân loại thành hai dòng phổ biến là Victoria và Yamagata. Loại virus này chủ xuất hiện ở người và ít biến đổi về cấu trúc di truyền hơn so với cúm A. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm trùng do cúm B và cúm A là nghiêm trọng như nhau. Vậy cúm B có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Cúm B là gì?
Cúm B là bệnh viêm đường hô hấp trên gây nên bởi Influenza virus, chỉ có một loại chủng duy nhất với hai dòng phổ biến là cúm B/Victoria và cúm B/Yamagata. Cúm B có khả năng lây nhiễm từ người sang người, không có khả năng lây nhiễm qua động vật như cúm A.
Tuy nhiên, virus cúm B cũng có thể gây ra dịch bệnh theo mùa, trong khi đó virus cúm A là loại duy nhất có thể gây đại dịch ở cấp độ toàn cầu. Theo CDC Hoa Kỳ, virus cúm B từng gây ra dịch bệnh lớn ở Hoa Kỳ vào năm 1979-1980. (1)
Triệu chứng của bệnh cúm B
1. Triệu chứng thường gặp của bệnh cúm B
Triệu chứng của bệnh cúm B tương đối nhẹ và ít nguy hiểm hơn cúm A. Người mắc bệnh cúm B có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ khoảng 1 - 3 ngày và không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Trong khoảng 3 - 5 ngày tiếp theo, người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân, hệ hô hấp và dạ dày như:
- Ho;
- Khó chịu ở ngực;
- Nghẹt mũi, sổ mũi liên tục;
- Hắt xì;
- Đau rát họng;
- Sốt vừa đến sốt cao (trên 39 độ C);
- Nhức mỏi cơ thể;
- Đau đầu;
- Ớn lạnh;
- Mệt mỏi;
- Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước;
- Khó chịu ở bụng;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa.
Sau giai đoạn ủ bệnh và khởi phát các triệu chứng trên, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Đối với người có sức đề kháng tốt, khi nhiễm cúm B chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng là có thể khỏi bệnh và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cúm B có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. (2)
2. Các triệu chứng nguy hiểm của cúm B cần đến bệnh viện ngay
Triệu chứng của bệnh cúm rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nên người bệnh khó phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điều này khiến người bệnh khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng, nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ cúm B, người bệnh cần tuân thủ các quy tắc điều trị bệnh và chăm sóc cẩn thận tại nhà.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng cảnh báo cúm B ở giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt:
- Khó thở;
- Thở gấp;
- Chóng mặt;
- Đau tức ngực khó chịu;
- Sốt kèm phát ban;
- Sốt cao kéo dài trên 38.5 độ C;
- Biếng ăn;
- Bỏ bú mẹ;
- Nôn ói (trẻ em);
- Tiêu chảy kéo dài (người lớn);
- Ngủ nhiều;
- Da xanh xao tím tái.
Bị cúm B có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng cúm A gây bệnh nặng và nguy hiểm hơn cúm B. Tuy nhiên, cúm B nói riêng và bệnh cúm nói chung do các chủng khác gây ra đều thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua dịch tiết từ mũi họng. Thậm chí nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt có dính dịch và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng cũng làm tăng khả năng nhiễm cúm.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ khẳng định, cả hai loại cúm A và B đều nguy hiểm như nhau và có thể gây bệnh nặng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn trên 65 tuổi, người mắc các bệnh nền mạn tính, suy giảm miễn dịch và phản bác quan điểm sai lầm trước đây cho rằng cúm B ít nguy hiểm hơn cúm A. (3)
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan để tránh các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Biến chứng do bệnh cúm B gây nên
1. Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc cúm B
Bệnh cúm B có nguy hiểm không? Người mắc cúm B nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
- Viêm phổi (bao gồm cả viêm phổi tiên phát và viêm phổi thứ phát). Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời;
- Tổn thương hoặc suy tạng (đặc biệt là phổi và thận);
- Viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, viêm rễ thần kinh;
- Nhiễm trùng huyết, có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng;
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tuần hoàn; (4)
- Sảy thai, nhị tật thai nhi (đối với phụ nữ mang thai).
2. Các đối tượng có nguy cơ xảy ra biến chứng khi mắc cúm B
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm cần hết sức lưu ý các triệu chứng trong quá trình điều trị bệnh như:
- Trẻ sơ sinh;
- Trẻ em dưới 2 tuổi;
- Phụ nữ có thai;
- Người lớn trên 65 tuổi;
- Người mắc bệnh nền mạn tính;
- Người suy giảm hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc cúm B, kể cả các những người khỏe mạnh, chưa từng có tiền sử mắc các bệnh nền mạn tính. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc các biến chứng do bệnh gây ra:
- Tuổi tác: Cúm B có xu hướng gây hậu quả nặng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sẽ bị tác nhân gây bệnh tấn công), người lớn trên 65 tuổi (do ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa nên chức năng của các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch suy yếu, phản ứng chậm trước các tác nhân gây bệnh tấn công);
- Điều kiện sống hoặc làm việc: Những đối tượng sống hoặc làm việc trong môi trường tiếp xúc đông người như viện dưỡng lão, chung cư, bệnh viện, trường học, xí nghiệp, khu công nghiệp chế xuất, cơ quan, doanh nghiệp,… có nguy cơ cao mắc bệnh hơn;
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai hoặc đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid lâu dài, ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể dễ mắc virus cúm và tăng nguy cơ đối mặt các biến chứng nguy hiểm;
- Bệnh nền mạn tính: Người mắc bệnh nền mạn tính (tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn máu, bệnh thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh thần kinh…) cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng do cúm gây ra và làm trầm trọng hơn các bệnh đang mắc phải;
- Sử dụng aspirin dưới 20 tuổi: Những người dưới 20 tuổi và được điều trị bằng aspirin lâu dài có nguy cơ phát triển hội chứng Reye nếu bị nhiễm virus cúm;
- Béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng do cúm gây ra.

Bị cúm B phải điều trị như thế nào?
1. Điều trị bằng thuốc
Đến nay, cúm B vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc kháng sinh cũng không có hiệu quả đối đối với virus cúm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp giúp điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng do cúm B gây ra như:
- Oseltamivir (Tamiflu): thuốc đường uống giúp kháng virus cúm A và cúm B; (5)
- Zanamivir: thuốc kháng virus cúm, điều trị dự phòng phơi nhiễm cúm A, B và dự phòng cúm A,B khi có các đợt dịch bùng phát trong cộng đồng;
- Noradrenalin hay Dopamin: thuốc vận mạch nếu huyết áp của người bệnh không ổn định;
- Paracetamol, Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol): thuốc hạ sốt giảm đau, hạ sốt giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do cúm B gây ra.
2. Các lưu ý cần thực hiện khi điều trị
Bên cạnh đó, người mắc bệnh cúm B nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tập luyện thể thao nâng cao thể lực, bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất, uống đủ nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như ngăn ngừa các biến chứng do virus cúm B gây ra.

Cách phòng bệnh cúm B
1. Thay đổi các thói quen hằng ngày
Để chủ động phòng bệnh cúm B, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi cá nhân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi hắt hơi/ ho/ cầm nắm đồ dùng/ bắt tay;
- Tạo thói quen vệ sinh mũi họng bằng nước muối hàng ngày để đảm bảo đường hô hấp trên luôn sạch sẽ, rửa trôi mọi bụi bẩn;
- Vệ sinh không gian sống, lau dọn các ngóc ngách trong nhà, các bề mặt thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, ban công, bàn ghế, điều khiển tivi, máy lạnh…);
- Hạn chế đến những nơi đông người, giữ khoảng cách tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là những người nghi ngờ mắc bệnh;
- Tạo thói quen sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.
- Tăng cường các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nhiều nước (nước lọc, nước ép trái cây, canh, súp, cháo loãng,…);
- Tập thể dục thường xuyên tăng cường thể lực, chống lại tác nhân gây bệnh;
2. Thực hiện tiêm chủng vắc xin cúm
Đặc biệt, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm để tăng cường hệ miễn dịch trước virus cúm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin cúm. Tất cả các loại vắc xin phòng cúm thế hệ mới hiện nay đều là vắc xin cúm tứ giá, nghĩa là chúng cung cấp khả năng bảo vệ chống lại 04 chủng virus cúm mùa, bao gồm: 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Victoria và Yamagata).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ đánh giá vắc xin cúm tứ giá là an toàn, hiệu quả bảo vệ rộng, tính sinh miễn dịch và hiệu lực vắc xin tốt đối với người tiêm từ trẻ nhỏ 6 tháng cho đến người lớn trên 60 tuổi. Hầu hết các phản ứng sau tiêm của vắc xin cúm tứ giá đều ở mức độ nhẹ và trung bình như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau nhức tại vết tiêm và sẽ khỏi hẳn sau 1-2 ngày mà không cần điều trị.
Những phản ứng sau tiêm này là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã tiếp nhận vắc xin và phản ứng lại bằng cách hình thành các kháng thể đặc hiệu chống lại 4 chủng virus cúm được sử dụng để điều chế vắc xin.
Vắc xin cúm hiện đã có khả năng bảo vệ chống lại 03 chủng virus cúm mùa, bao gồm: 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và dòng cúm B/Victoria, B/ Yamagata.
Việt Nam hiện đang lưu hành và sử dụng rộng rãi 4 loại vắc xin cúm, bao gồm: vắc xin cúm Vaxigrip Tetra (Pháp), vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan), GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) với phác đồ tiêm như sau:
Nội dung Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) Ivacflu-S (Việt Nam) Độ tuổi nhỏ nhất 6 tháng tuổi 6 tháng tuổi 6 tháng tuổi 18 tuổi Độ tuổi lớn nhất Không giới hạn Không giới hạn Không giới hạn 60 tuổi Phác đồ/ Lịch tiêm Vắc xin Vaxigrip Tetra 0,5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm.
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hàng năm.
Lưu ý: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
Vắc xin Influvac Tetra 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm.
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Lưu ý: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi:Lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
- Mũi 2: một tháng sau mũi 1
Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Lưu ý: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin Cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
- Tiêm 01 mũi.
- Tiêm nhắc lại 01 mũi hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.
Tiêm chủng vắc xin cúm B ở đâu?
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm cơ sở quy mô lớn trên toàn quốc là địa chỉ vàng tiêm chủng được hàng chục triệu khách hàng tin tưởng và lựa chọn. VNVC cam kết cung ứng đủ các loại vắc xin cúm mùa thế hệ mới, loại tốt nhất, chất lượng cao, số lượng lớn cho mọi lứa tuổi, bình ổn giá, cam kết không tăng giá, kể cả khi thị trường khan hiếm nhiều vắc xin quan trọng.
Đặc biệt, toàn bộ vắc xin tại VNVC được bảo quản nghiêm ngặt trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo yêu cầu khắt khen của nhà sản xuất. Tất cả các phòng tiêm hiện đại, được trang bị đầy đủ các thiết bị đạt tiêu chuẩn quả Bộ Y tế, vắc xin được vận chuyển từ kho lạnh đến các trung tâm bằng xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi tiêm cho Khách hàng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình tiêm chủng 8 bước khoa học, khép kín được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Toàn bộ bác sĩ, nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho Khách hàng.
>> Tìm hiểu thêm: Địa điểm tiêm chủng vắc xin cúm tại TPHCM tốt nhất.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về cúm B, đồng thời giải đáp thắc mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không. Điều quan trọng khi mắc cúm B, người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus để hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.