Áo cưới cổ phục được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn làm trang phục trong ngày trọng đại bởi vẻ đẹp hoài cổ, sang trọng và quý phái. Bên cạnh đó cũng đem đến cho dâu - rể một vẻ ngoài hoàn hảo với nét đẹp truyền thống. Nếu còn đang cân nhắc có nên chọn loại áo cưới này cho lễ cưới truyền thống không thì hãy tham khảo bài viết sau từ Mimosa Wedding nhé.
Áo cưới cổ phục là gì?
Áo dài cưới cổ phục hay còn được biết nhiều với cái tên là áo dài cưới cổ phục. Đây là mẫu áo cưới được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống xưa của V iệt Nam.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn đều có một loại trang phục được biến tấu, phát triển mang đậm chất của văn hoá Việt. Những trang phcuj ấy không chỉ tồn tại trong thời kỳ đó, đến tận ngày này, xu hướng trở về quá khứ, tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Việt. Những trang phục áo cưới như Ngự Bình, áo ngũ thân hay áo tấc lại được xuất hiện nhiều hơn. Tạo nên những nét độc đáo, mới lạ và vô cùng ấn tượng trong buổi tiệc cưới hiện đại. Đây chính là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại.
Album ảnh cưới concept cổ phục việt nam
Ý nghĩa của áo cưới cổ phục
Hình ảnh hoài cổ khiến ai nhìn vào cũng say đắm, ấy là một khoảnh khắc đẹp với sự nhẹ nhàng và ý nghĩa rất thiêng liêng. Hình ảnh cô dâu và chú rể sánh bước bên nhau trong áo cưới cổ phục luôn khiến mọi người phải sống chậm từng giây phút rồi dần như bị hút hồn bởi nét đẹp cổ điển, nhẹ nhàng và rất sâu lắng. Khoác lên mình trang phục ấy như được sống lại với hình ảnh hoài cổ, với những kỷ niệm xưa của dân ta. Một chút vẻ đẹp trầm ấm, một chút vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng lại có rất nhiều sự hoài cổ và nét thơ gắn liền với văn hoá dân tộc.
Tại sao áo cưới cổ phục được yêu thích?
Tôn lên vẻ đẹp truyền thống
Giữa vô vàn những thiết kế thời thường, lộng lẫy thì áo dài cưới cổ phục chính là nét chấm phá vô cùng đặc sắc gợi đến nét đẹp truyền thống xưa. Áo cưới cổ phục được kết hợp với những hoa văn trang trí vô cùng tinh tế cùng chất liệu lụa mềm mại, tôn lên vẻ đẹp thanh lịch mà cũng vô cùng dịu dàng của cô dâu và sự điềm đạm, chững chạc của chú rể. Khi cô dâu, chú rể diện lên mình chiếc áo dài cưới cổ phục cũng là lúc cả hai đang góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị văn hoá đến bạn bè quốc tế.
Phù hợp với cô dâu - chú rể yêu thích phong cách truyền thống
Chắc hẳn trong đám cưới truyền thống của người Việt thì áo cưới Việt phục là một yếu tố rất quan trọng trong lễ cưới. Ngày nay, với những cặp đôi yêu thích nét đẹp truyền thống, vẻ đẹp xưa cũ thì chắc chắn đây luôn là lựa chọn hàng đầu.
Đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã
Áo cưới cổ phục có nhiều kiểu dáng cũng như mẫu mã và chất liệu khác nhau để phù hợp với nhiều sở thích, phong cách của cô dâu và chú rể. Từ tà áo dài truyền thống đến áo dài cách tân những hoạ tiết và phụ kiện độc đáo khác nhau, cặp đôi có được rất nhiều sự lựa chọn cho mình để có được một diện mạo hoàn hảo nhất trong ngày cưới.
Tiết kiệm chi phí
So với các dòng váy cưới hiện đại, áo dài cưới cổ phục thường có giá thành thấp hơn nhiều. Điều nãy cũng giúp cho các cặp đôi có thể tiết kiệm chi phí, dành cho các khoản chi tiêu khác trong đám cưới sắp được tổ chức.
TÌM HIỂU THÊM
Đừng Bỏ Lỡ Xu Hướng Chụp Ảnh Cưới Cổ Trang Đang Cực Hot 2023
10+ Kinh Nghiệm Chụp Ảnh Cưới Cổ Phục Việt Nam (Xem Ngay!!!)
Các loại áo cưới cổ phục đẹp phổ biến hiện nay
Áo cưới Việt phục Nhật Bình
Nhật Bình là trang phục dành cho nữ giới trong thời nhà Nguyễn. Sở dĩ được gọi là Nhật Bình là những hoa văn, chi tiết được thêu ở phần cổ áo khi ghép hai bên lại sẽ tạo thành chữ nhật ở vị trí trước ngực người mặc. Bên cạnh đó, các họa tiết hoa văn khác cũng được trải dọc ở thân áo, có hình tròn khép kín, kết hợp với hoạ tiết hoa lá, phượng múa.
Trang phục này được Hoàng thái hậu, Hoàng hậu cùng các công chúa, phi tần hoặc mệnh phụ phu nhân sử dụng hằng ngày. Phần tay áo có dải ngũ sắc được tượng trưng cho màu ngũ hành: Mộc - Kim - Thuỷ - Hoả - Thổ. Áo Nhật Bình được phối cùng quần ống rộng màu trắng và khăn vấn vành bản to. Tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh lịch cho người mặc.
Áo cưới ngũ thân
Áo ngũ thân hay còn được gọi là áo Tấc hoặc áo lễ chính là tiền thân của tà áo dài ngày nay. Năm tà áo tượng trưng cho bố mẹ hai bên gia đình và chính cô dâu hoặc chú rể. Năm nút cài ở áo cũng đại diện cho ngũ thường: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín thể hiện sự tôn trọng và đạo lý làm người.
Tà áo ngũ thân được chắp từ năm mảnh vải có độ dài gần tới đầu gối, vạt áo có dáng hình cánh cung uốn lượn vô cùng đẹp mắt. Bên cạnh đó còn được thiết kế thêm phần cổ trụ đứng, cúc cài nằm phía bên tay phải của người mặc tạo nên phong thái định đạc, thanh lịch và kín đáo.
Áo dài cưới truyền thống
Áo dài luôn được biết đến là quốc phục của người Việt Nam. Từ bao đời nay, tà áo dài đã gắn bó và góp phần tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của phái đẹp. Chính vì vậy, đến tận hôm nay vẫn có nhiều cô dâu lựa chọn áo dài cưới để sánh bước bên chú rể trong ngày trọng đại.
Tà áo dài luôn được cá nhà thiết kế tỉ mỉ trong từng được cắt may, thêu hoặc tiết một cách khéo léo và thổi hồn vào đó là đặc trưng văn hoá của dân tộc với các hoạ tiết như hoa sen, rồng, phượng, trống đồng,… để tôn lên giá trị tinh thần, vẻ đẹp của văn hoá xứ sở.
Những lưu ý khi thuê/may áo dài cưới cổ phục
Khi lựa chọn trang phục cưới là áo dài cổ phục, nàng dâu mới cần lưu ý một vài điều sau:
- Phong cách trang điểm: Khi lựa chọn trang phục cưới cổ phục thì nàng dâu cũng cần quan tâm để phong cách trang điểm. Bởi 2 yếu tố này cần có sự thống nhất và hoà hợp với nhau. Để tạo được nét đẹp sang trọng, quý phái chuẩn phụ nữ Việt Nam xưa thì nàng cần chú ý đến cách trang điểm với đuôi mắt dài, nhằm toát lên vẻ đẹp của đôi mắt phượng. Bên cạnh đó, hãy tránh xa những tone màu mắt, má hoặc son môi quá nổi bật.
- Lựa chọn bối cảnh, địa điểm chụp hình cưới phù hợp: Hãy lựa chọn những địa điểm chụp hình mang vẻ đẹp cổ xưa. Có thể lựa chọn chụp tại studio được xây dựng bối cạnh đúng với thời kỳ lịch sử. Hoặc không gian ngoài trời cổ kính, sáng trọng với các địa điểm như: Cố đô Huế, chùa non nước của Đà Nẵng, Hoàng Thành Thăng long, Văn Miếu Quốc Tử Giám hoặc Cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình,…
- Hãy lựa chọn cho mình một bộ trang phục thật thoải mái. Tốt nhất không quá chật và cũng không quá rộng. Phần tà của áo dài nên lựa chọn độ dài vừa phải để dễ dàng trong việc di chuyển.
- Chuẩn bị tài chính: Chi phí thuê hoặc may một bộ áo dài cưới cổ phục cao hoặc thấp sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng, chất liệu cũng như tay nghề của nhà thiết kế. Để tiết kiệm chi phí được tốt nhất thì cặp đôi có thể lựa chọn thuê. Giá thuê của áo cưới cổ phục như Nhật Bình hoặc áo Tấc sẽ cao hơn so với những loại trang phục còn lại. Vì vậy, hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé!
- Lựa chọn địa chỉ cho thuê hoặc may đồ cưới uy tín.: Việc lựa chọn địa chỉ cho thuê trang phục uy tín là điều vô cùng quan trọng. Nếu nàng muốn có được một vẻ ngoài thật hoàn hảo trong ngày cưới với bộ trang phục đúng mong muốn đúng sở thích thì hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín để tránh tiền mất tật mang. Ngoài ra, nên tìm hiểu thông tin về áo dài cưới cổ phục để dễ dàng hơn trọng việc phân biệt các loại trang phục. Đồng thời cũng xác định được mẫu mã đúng chuẩn form dáng.
Địa chỉ thuê áo dài cưới cổ phục chất lượng, giá rẻ
Nếu cặp đôi đang lên ý tưởng chụp một bộ ảnh cưới với áo dài cưới cổ phục thì hãy tham khảo ngay dịch vụ tại Mimosa Wedding nhé.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh cưới, Mimosa Wedding luôn tự tin là địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp với nhiều mẫu trang phục cưới khác nhau từ cổ phục cho đến hiện đại. Lựa chọn dịch vụ tại đây chắc chắn cặp đôi sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ với mức giá vô cùng hợp lý.
Nếu còn băn khoăn hãy liên hệ với Mimosa Wedding để được tư vấn miễn phí nhé!
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Mimosa Wedding về áo dài cưới cổ phục. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp nàng có được lựa chọn tốt nhất để có một ngày trọng đại thật trọn vẹn và ý nghĩa.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Top 10 Loại Vải May Áo Dài Cưới Đẹp, Sang Trọng Phổ Biến Nhất
40+ Mẫu Áo Dài Cưới Màu Hồng Đào, Hồng Pastel, Hồng Phấn Nên Mặc Thử