Khi cuộc sống và công việc của chúng ta bị đảo lộn từ đầu năm đến nay vì dịch bệnh, nhiều nơi đã tiến hành Work from home (Làm việc ở nhà) để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Và ở Anh, nhiều cây xanh yêu quý của nhiều nhân viên trong các văn phòng và studio sáng tạo đã héo úa vì bị bỏ quên. Ricky Adam - một nhiếp ảnh gia khi quay lại làm việc và phát hiện ra vô số cây xanh đang trong trạng thái ‘u sầu’.
Nhấc máy ảnh lên, anh quyết định ghi lại khoảnh khắc mang nét đẹp sầu não này, ở tất cả các trạng thái úa vàng và khô héo, trên mọi tầng của tòa nhà văn phòng. “Không cần phải nói, không thể cứu vãn được nữa. Mọi cây cối đều bị khô héo hoàn toàn đến mức không thể sống lại”, anh chia sẻ.
Ricky cũng lạnh lùng trích dẫn một câu nói trong tác phẩm Những kẻ rỗng tuếch (The Hollow Men) của T. S. Eliot : “This is the way the world ends, not with a bang but a whimper - Đây là cách thế giới kết thúc, không phải bằng tiếng nổ mà là tiếng rên rỉ”. Câu nói đánh dấu sự khởi đầu của một tạp chí mới mà Ricky đã tạo ra để giới thiệu bộ sưu tập những hình ảnh u sầu này.
Anh cũng đã cho ra ấn phẩm với tựa đề Don’t You Forget About Me, một trong những dự án nguyên bản nhất liên quan đến Covid-19. Và đó chắc chắn là đó là một điều có chủ ý. Ricky giải thích: “Tôi muốn tìm một thứ gì đó ít rõ ràng hơn nhưng mang tính biểu tượng của thế giới chúng ta đang sống. Có một nỗi buồn rõ rệt trong không khí và còn gì buồn hơn cái chết của một cây trồng trong nhà? À mà nhiều loại cây là đằng khác.”
SJ Bradley cũng đã giới thiệu ấn phẩm này với nội dung: “Chúng ta ở nhà và cố gắng tránh xa mọi rắc rối. Chúng ta chỉ có thể theo dõi người hàng xóm và người thân qua điện thoại hoặc cuộc gọi video. Chúng ta có thể vẫy tay chào từ cửa sổ. Một tuần hai lần, chúng ta có thể đến thăm công viên địa phương hoặc không gian xanh để lắng nghe tiếng chim, tận hưởng ánh nắng và không khí. Đó là những nơi bạn có thể đến trong thời gian này vì không còn chỗ nào để đến. Nhiều người tập trung vào các yếu tố thiết yếu: ăn, học, chơi cùng nhau, cố gắng hết sức để tận hưởng những gì chúng ta có. Không ai nghĩ đến việc sẽ sớm trở lại làm việc; và không ai quan tâm đến việc tưới cho những chiếc cây nơi văn phòng nữa.”
Về Ricky, anh lần đầu tiên cầm máy ảnh vào năm 1997: “Tôi thích sự tức thì của nó và có một ranh giới cực kỳ nhỏ giữa thất bại hoàn toàn và thành công hoàn toàn và đó là điều giúp tôi tiếp tục,” anh nói.
© Ricky Adam
Biên tập: Thao LeeNhiếp ảnh gia: Ricky Adam