Cây tuyết tùng là gì?
Cây tuyết tùng còn gọi là cây tùng tuyết (tên khoa học Cedrus sp, thuộc họ Thông), có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya, Địa Trung Hải hoặc trên những dãy núi có độ cao 1.000m. Với việc sinh trưởng và phát triển ở độ cao như vậy, cây có khả năng chịu rét, điều kiện khí hậu khắc nghiệt tốt.
Cây tuyết tùng có thân nhỏ với vỏ cây có mùi hương đặc trưng hơi hăng bởi nhựa gỗ cây. Các cành cây phát triển nhiều, đâm ra nhiều nhánh nhỏ và lá dạng kim ôm sát lấy nhau. Lá cây có màu xanh nhạt được bao phủ bởi lớp sáp trắng bên trên giúp cây giữ độ ẩm cho lá, tránh bị hanh khô bởi thời tiết.
Những cây tuyết tùng cao khoảng 20 - 30cm thường được sử dụng để bàn trang trí, hoặc làm cây cảnh noel bởi lớp sáp trắng phủ bên trên giống như tuyết độc đáo. Ngoài ra, với thân cây xù xì, cây tuyết tùng được giới chơi cây cảnh ưa chuộng làm cây bonsai trưng trong nhà.
Ý nghĩa phong thủy của cây tuyết tùng
Với màu xanh giản dị, bình yên, trồng cây tuyết tùng trong nhà sẽ giúp gia đình thêm vững chắc, duy trì được sự vững bền trong các mối quan hệ.
Ngoài ra, tuyết tùng có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục.
Sự trường tồn của cây qua năm tháng còn thể hiện sự nhớ thương đến những người đã khuất, vì vậy cây thường được chọn để trồng bên cạnh phần mộ của người thân trong gia đình.
Tác dụng của cây tuyết tùng
- Khả năng lọc không khí: loài cây này tỏa ra khí đặc biệt. Khí thoát ra từ cây tùng tuyết có thể giúp lọc không khí. Từ đó mang lại không khí trong lành và môi trường sống lý tưởng.
- Hỗ trợ phòng, điều trị một số bệnh về da: Bệnh viêm da, nấm da, vảy nến. Tinh dầu của cây còn có thể giúp trẻ hóa làn da. Tinh dầu của cây mang mùi hương gỗ nồng ấm. Đây là mùi hương khi lan tỏa trong không khí sẽ giúp kích thích nhẹ nhàng cảm giác sảng khoái. Đồng thời mùi hương còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
Nếu muốn sở hữu một cây cảnh để bàn đẹp trong mùa đông, chắc hẳn cây tùng tuyết sẽ không làm bạn thất vọng. Một chậu cây đặt ngay bàn làm việc hay bàn phòng khách để có thêm không khí xanh mát vào mùa đông hay chào đón ngày giáng sinh đang đến sẽ giúp cho không gian nhà bạn thêm sinh động hơn.
Cây tuyết tùng hợp mệnh gì, tuổi gì?
Cây tuyết tùng cùng họ với nhiều loại cây tùng khác như tùng la hán, tùng thơm,... Loại cây này hợp với những người mệnh Kim, giúp họ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, hút được nhiều tài lộc trên con đường sự nghiệp.
Về tuổi, cây tuyết tùng hợp với những người tuổi Thân, đặc biệt là Nhâm Thân, khi tuổi thân trồng cây trong nhà sẽ giúp gia chủ ngày càng thăng tiến trong công việc, sự nghiệp, gặp nhiều may mắn trong mọi vấn đề hàng ngày.
Cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng
- Nhân giống: Bạn có thể nhân giống cây tuyết tùng bằng cách giâm cành. Để cây con phát triển tốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đất trồng: Cần tránh đất kiềm vì cây không thể sinh trưởng trong loại đất này. Bên cạnh đó, cần chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, có chất dinh dưỡng. Bạn có thể trồng cây trong chậu to vì chậu to giúp thoát nước tốt hơn.
- Nhiệt độ: Cây có khả năng chống chịu điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho nên bạn có thể trồng cây ngoài trời hoặc trong nhà đều được, nhưng cây sẽ phát triển tốt ở nơi có ánh sáng tự nhiên, thoáng khí, như sân vườn, gần cửa sổ, sân thượng,...
- Tưới nước: cho cây với lượng vừa đủ, bạn chỉ cần tưới nước 2 -3 lần/tuần là được. Nếu bạn trồng cây tuyết tùng trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần.
- Bón phân: Cây tuyết tùng không có nhu cầu phân bón cao cho nên bạn chỉ bón phân một lần vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Bạn chọn loại bánh dầu, đó là loại bánh làm từ bã dầu sau khi được ép lấy dầu sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.