Với thành phần chính là Triamcinolone Acetonide, thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia giúp chống phản ứng viêm, hạn chế tổn thương niêm mạc miệng, đồng thời giảm triệu chứng đau rát, sưng đỏ gây ảnh hưởng cuộc sống người mắc. Trong quá trình dùng thuốc ở niêm mạc, bệnh nhân băn khoăn rằng thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không? Chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc nuốt thuốc để giảm tác dụng phụ toàn thân.
Thông tin tổng quan về thuốc Oracortia
Thuốc nhiệt miệng Oracortia là một loại thuốc được bào chế dưới dạng mỡ bôi ngoài da,niêm mạc miệng. Thành phần chính của Oracortia gồm Triamcinolone Acetonide với hàm lượng 0,1%, cùng các tá dược khác như Natri Carboxymethylcellulose, tinh dầu bạc hà, Gelatin, Pectin và Hydrocarbon Gel.
Triamcinolone Acetonide là một loại Glucocorticoid tổng hợp chứa Flo, có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự lan rộng của tổn thương viêm, bao gồm đau rát, sưng nóng và phồng rộp.
Vì vậy, Oracortia thường được sử dụng để giảm tình trạng đau rát trong trường hợp nhiễm nhiệt miệng, loét miệng, viêm nướu răng, viêm lợi, giúp người bệnh giảm khó chịu khi ăn hoặc nói do các tổn thương trong miệng gây ra. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị các tổn thương loét khác gây ra bởi chấn thương vật lý.
Bên cạnh đó, tính chất trong Oracortia giúp làm giảm triệu chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự phục hồi của niêm mạc miệng sau khi bị tổn thương. Vậy thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không? Việc sử dụng Oracortia nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đối tượng điều trị với thuốc Oracortia
Thuốc Oracortia thường được sử dụng để điều trị hỗ trợ, làm giảm tạm thời các triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương dạng loét trong miệng. Tuy thuốc tương đối lành tính nhưng có một số đối tượng cần tránh điều trị với thuốc, bao gồm:
- Nếu bạn có mẫn cảm với Triamcinolone Acetonide hay bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không nên sử dụng Oracortia.
- Oracortia không nên được sử dụng trên các tổn thương do nhiễm Herpes, nấm hoặc mụn trứng cá.
- Cần hết sức thận trọng khi sử dụng trong các tình huống tổn thương lan rộng, dùng liều cao kéo dài vì Glucocorticoid có thể gây các tác dụng không mong muốn.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Oracortia, nhóm đối tượng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Hiện nay chưa có dữ liệu nào ghi nhận tác dụng phụ trên nhóm đối tượng này với thuốc Oracortia. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng thành phần thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
- Oracortia không nên được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi mà không có sự chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không?
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không là thắc mắc của nhiều người trong quá trình dùng sản phẩm. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các tổn thương trong miệng, việc nuốt phải kem bôi có thể gây lo ngại cho nhiều người. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để sử dụng thuốc một cách an toàn, cụ thể:
- Sử dụng Oracortia sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ giúp thuốc tiếp xúc với vùng tổn thương lâu hơn, tránh bị rửa trôi do thức ăn.
- Về tần suất, nên bôi thuốc 1 đến 2 lần mỗi ngày với tình trạng nhiệt miệng nhẹ tới trung bình, bôi 3 lần/ngày với mức độ nặng.
- Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không? Trong quá trình sử dụng kem bôi, nên cố gắng tránh nuốt thuốc vì việc nuốt làm tăng khả năng hấp thu thuốc vào máu, gây ra các tác dụng không mong muốn toàn cơ thể.
- Để tránh việc nuốt thuốc, nên sử dụng đúng liều lượng, chỉ bôi thuốc lên vùng tổn thương như hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng quá nhiều thuốc hoặc bôi vùng quá rộng ngoài vị trí tổn thương. Khi bôi cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây đau, tạo nhiều ma sát khiến tổn thương lan rộng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc sử dụng Oracortia, nên tư vấn với bác sĩ. Chuyên gia y tế có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể và giải đáp những quan ngại của bạn.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Oracortia
Thuốc Oracortia, chứa thành phần chính là Triamcinolone Acetonide - một loại glucocorticoid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài hoặc với liều lượng cao. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc, bao gồm:
- Da mỏng đi, teo da, gây ra tình trạng rạn da và phát ban đỏ;
- Phù sưng một phần hay toàn cơ thể do tình trạng giữ nước;
- Tăng đường huyết, huyết áp cao;
- Đau mỏi cơ - xương - khớp, tăng nguy cơ loãng xương;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Tăng nguy cơ tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể;
- Sử dụng lâu, liều lượng cao thuốc có thể gây ra hội chứng Cushing, một tình trạng gây ra các biểu hiện như tăng cân, mặt tròn và rối loạn phân bố mỡ trên cơ thể.
Tác dụng phụ có thể thay đổi tùy từng người, phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng. Việc sử dụng Oracortia nên được hướng dẫn, giám sát bởi chuyên gia y tế để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn.
Lưu ý trong quá trình dùng Oracortia
Khi sử dụng thuốc Oracortia, có một số lưu ý quan trọng cần tuân thủ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, cụ thể:
- Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất. Không tăng, giảm liều mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế. Đồng thời, cần dùng thuốc theo thời gian quy định để nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.
- Trước khi dùng thuốc, hãy đảm bảo vùng bị tổn thương sạch sẽ. Súc miệng, đánh răng để làm vệ sinh miệng trước khi bôi thuốc.
- Oracortia thường được sử dụng để giảm tạm thời triệu chứng viêm nhiễm hoặc tổn thương. Không nên sử dụng trong thời gian dài khi không cần thiết vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Không ngưng sử dụng Oracortia mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy cần ngừng sử dụng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy thảo luận với chuyên gia y tế.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, bao gồm đỏ, ngứa, sưng phù.
- Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để thuốc ở vị trí thoáng mát, tránh ẩm mốc hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đóng kín nắp sau mỗi lần dùng thuốc xong.
Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc “Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không?”. Mong bạn đọc đã có được cho mình kiến thức tổng quan về loại thuốc bôi nhiệt miệng bao gồm hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ cũng như những lưu ý trong khi sử dụng thuốc. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết sắp tới với nhiều chủ đề phong phú của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
- Thuốc Metrogyl Denta nuốt được không?
- Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không?
- Thuốc Metrogyl Denta có dùng được cho trẻ em không?