1. Ngành Luật là gì?
Ngành luật được hiểu là đơn vị cấu cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật giúp điều chỉnh các mối quan hệ của hệ xã hội mà chúng có cùng nội dung, tính chất thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội.
Ví dụ: Ở Luật nhà nước chính là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước cũng như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, chế độ bầu cử, về quốc tịch.
2. Ngành Luật thi khối nào?
Vậy ngành luật kinh tế thi khối nào? Hiện nay ngành luật đang ưu tiên thi những khối sau đây:
-
Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
-
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
-
Khối C00: Văn, Sử, Địa
-
Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
-
Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
-
Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật
Ngành luật hiện nay các em cũng có thể xét tuyển bằng các tổ hợp môn sau đây:
-
Tổ hợp môn khối A00: Toán, Lý, Hóa
-
Tổ hợp môn khối A01: Toán, Lý, Anh
-
Tổ hợp môn khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
-
Tổ hợp môn khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
-
Tổ hợp môn khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
-
Tổ hợp môn khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
-
Tổ hợp môn khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
-
Tổ hợp môn khối D07: Toán, Hóa, Anh
4. Các chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Luật
4.1. Luật sư
Luật sư là chuyên ngày được rất nhiều người lựa chọn. Để có thể trở thành luật sư bạn sẽ phải mất 4 năm học và tốt nghiệp chuyên ngành Luật. Sau khi tốt nghiệp cử nhân bạn có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học sau đó bạn được cấp bằng tốt nghiệp của lớp đào tạo Luật Sư.
Lúc này bạn có thể xin tập sự tại văn phòng luật hoặc công ty luật thời gian trên 1 năm. Sau khi tập sự xong bạn sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư, nếu đủ điểm đạt đạt sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Sau đó em có thể làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
4.2. Luật kinh tế
Luật kinh tế chính là bộ phận quan trọng của pháp luật về kinh tế. Luật kinh tế giúp giải quyết tranh chấp trong thương mại, kinh doanh để đảm bảo quy trình giao thương giữa các doanh nghiệp ở trong và cả ngoài nước.
-
Tổ hợp môn A00: Hóa,Toán, Lý
-
Tổ hợp môn A01: Toán, Vật Lý, Anh
-
Tổ hợp môn C00: Văn, Sử, Địa lý
-
Tổ hợp môn D01: Văn, Toán, Anh
-
Tổ hợp môn D14: Văn, Sử, Anh
Học Luật Kinh tế các em sẽ được trang bị kiến thức của các môn như: Luật sử hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật đầu tư, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hợp đồng, Luật cạnh tranh,…
Cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế có thể làm ở các vị trí như: chuyên viên lập pháp, chuyên gia tư vấn pháp lý, tư pháp hay chuyên viên tư vấn tài chính.
4.3. Luật hình sự
Khi học về luật hình sự các em sẽ được cung cấp kiến thức về tư pháp hình sự, các vấn đề về khoa học hình sự như: tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt,… Ngoài ra còn được trang bị kiến thức về khoa học tố tụng hình sự gồm các nguyên tắc tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn, chứng cứ, các cơ quan có chức năng tiến hành tố tụng. Đặc biệt về về khoa học thi hành án hình sự như: kết án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt, các cơ quan thi hành án, các biện pháp tư pháp,...
4.4. Luật dân sự
Các em khi học về luật dân sự sẽ được cung cấp kiến thức về hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, các vấn đề về sở hữu công nghiệp, luật hôn nhân gia đình,… Ngoài ra, các em được học thêm các kỹ năng về nghiệp vụ như: thi hành án dân sự, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự,…
4.5. Luật thương mại
Đây là ngành học trang bị cho các em nền tảng kiến thức về lĩnh vực thuế, ngân hàng, kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường,…Tốt nghiệp luật thương mại các em có thể làm ở các vị trí như: Sở kế hoạch đầu tư, cục thuế, chuyên viên tại cục Hải quan,...
4.6. Luật hành chính
Luật hành chính sẽ cung cấp kiến thức về lý luận Nhà nước và pháp luật, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, công chứng và luật sư, cải cách nền hành chính,…
4.7. Luật quốc tế
Luật Quốc tế gồm các quy tắc, quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác nhau cùng thỏa thuận tạo dựng nên. Chúng được dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng với mục đích để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực quốc tế.
Khi học luật quốc tế các em sẽ được học các môn như: Luật kinh tế quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật đầu tư quốc tế,... Ngoài ra, các em được cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật, rèn luyện kỹ năng mềm như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, đánh giá thực tế, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng khảo sát,…
Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia khối D đạt 27+
5. Điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật của các trường đại học hiện nay
Để có thể lựa chọn đúng ngôi trường đại học đào tạo ngành luật thì hãy tham khảo ngay mức điểm chuẩn xét tuyển nhé! Ở từng trường, từng khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) thì mức điểm của ngành Luật cũng sẽ có sự khác nhau.
Khu vực
Trường
Điểm chuẩn xét điểm
Miền Bắc
Đại học Luật Hà Nội
+ Ngành Luật
A00: 24.70
A01: 23.10
C00: 27.75
D01, D02, D03: 25
+ Ngành Luật Kinh tế
A00: 26.25
А01: 25.65
C00: 29.00
D01, D02, D03: 26.15
+ Ngành Luật Thương mại quốc tế
A01: 24.60
D01: 25.60
Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
C00: 27.50
A00: 24.30
D01: 24.40
D03: 23.25
D78: 24.50
Đại học Kiểm sát Hà Nội
Miền Bắc: 21.20 - 29.67
Miền Nam: 16.20 - 27.75
Học viện Tòa án
Thí sinh phía Bắc: 21.70 - 27.25
Thí sinh phía Nam: 21.10 - 25.50
Đại học Nội vụ Hà Nội
A00, A01, D01: 18.00
C00: 20.00
Đại học Công Đoàn
23.25
Đại học Văn hóa Hà Nội
C00: 26.25
D01, D96: 25.25
Đại học Mở Hà Nội
Ngành Luật: 21.80
Ngành Luật kinh tế: 23.00
Ngành Luật quốc tế: 20.50
Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội
15.00
Học viện Phụ nữ Việt Nam
15.00
Học viện Ngoại giao
26.00
Đại học Lao động xã hội
15.00
Đại học Công nghệ & Quản lý Hữu Nghị
15.00
Đại học Thủ Đô Hà Nội
29.25
Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngành Luật: 26.20
Ngành Luật kinh tế: 26.65
Đại học Thương mại
24.70
Đại học Hòa Bình
15.00
Đại học Đông Đô
14.00
Miền Trung
Đại học Luật - Đại học Huế
17.50
Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Ngành Luật: 23.00
Ngành Luật kinh tế: 24.00
Đại học Hà Tĩnh
14.00
Đại học Vinh
15.00
Đại học Phan Thiết
14.00
Miền Nam
Đại học Luật TP.HCM
+ Ngành Luật
A00: 24.00
A01: 22.50
C00: 27.00
D01, D03, D06: 22.75
+ Ngành Luật thương mại Quốc tế
A01: 26.25
D01, D03, D06: 26.25
D66, D69, D70, D84, D87, D88: 26.50
Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc Gia TP.HCM
Luật dân sự: 25.00
Luật Tài chính - Ngân hàng: 25.25
Luật kinh doanh: 26.30
Luật thương mại quốc tế: 26.65
Đại học Kinh tế TP.HCM
24.90
Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM
19.00
Đại học Ngoại ngữ Tin học
16.00
Đại học Tôn Đức Thắng
33.25
Đại học Sài Gòn
D01: 22.35
C03: 23.35
Đại học Mở TP.HCM
Ngành Luật: 22.80
Ngành Luật kinh tế: 23.55
Đại học Công nghiệp TP.HCM
20.50
Đại học Ngân Hàng TP.HCM
24.75
Đại học Văn Lang
18.00
Đại học Nguyễn Tất Thành
15.00
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
15.00
Đại học Lao động Xã hội
15.00
Đại học Cần Thơ
24.50
6. Học ngành Luật ra làm gì?
Sinh viên trường Luật sau khi ra trường thường ưu tiên lựa chọn công việc trở thành Luật sư. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp ngành Luật thì em có làm ở nhiều vị trí khác như:
-
Công chứng viên
-
Chuyên viên pháp lý
-
Công tố viên/ Kiểm sát viên
-
Thư ký tòa án
-
Giảng viên ngành luật
-
Thẩm phán
-
Pháp chế doanh nghiệp
-
Cơ quan nhà nước, các tòa án, làm trong ngành công an, công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo,…
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi về học ngành luật thi khối nào. Điểm chuẩn và các tổ hợp môn xét tuyển giúp các em có thêm thông tin bổ ích trước khi lựa chọn. Để học được nhiều điều hay và có thêm nhiều kiến thức về ngành học trước các em hãy truy cập Vuihoc.vn ngay từ bây giờ nhé!