Ngành địa chất ra làm gì? Đây là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian tuyển sinh vừa qua. Để có câu trả lời chính xác, rõ ràng nhất cho bản thân, bạn hãy đọc hết bài viết sau đây nhé.
Đôi nét về ngành địa chất
Để có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này, đầu tiên bạn nên tìm hiểu địa chất là gì? Trong tiếng Anh nó được gọi là Geology. Địa chất chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về trái đất, vật chất để hình thành nên trái đất, sự vận hành, quá trình hoạt động của nó theo dòng thời gian.
Đối với ngành địa chất học, phạm vi nghiên cứu hẹp hơn địa chất. Ngành này chỉ tập trung vào tìm hiểu cấu trúc, đặc điểm, lịch sử của các thành phần trái đất và đi sâu vào quá trình hình thành, biến đổi của thành phần đó. Mục đích nghiên cứu của ngành địa chất là đưa ra những giải pháp liên quan đến vấn đề địa chất.
Hiện nay, ngành này đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc khai thác khoáng sản, dầu khí, giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu.
? Xem thêm: Học xây dựng ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho SV xây dựng
Ngành địa chất học trường nào?
Ngày nay có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành địa chất. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp các bạn theo đuổi ước mơ. Các trường bạn có thể tham khảo một số trường như:
- Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
- Trường đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
- Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TpHCM
- Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Trường đại học Mỏ địa chất
- Trường đại học khoa học Huế
- Trường đại học Dầu Khí Việt Nam
- Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
Dựa vào sở thích, nguyện vọng, cơ chế tuyển sinh của mỗi trường và thực lực cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho bản thân trường phù hợp.
Ngành địa chất học thi khối nào?
Ngành địa chất thi các tổ hợp môn như sau:
- Tổ hợp A00: Toán, Lý, Hoá
- Tổ hợp A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp B00: Toán, Sinh, Hoá
- Tổ hợp D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành này mỗi năm sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mức điểm chuẩn ngành địa chất từ 16-21 điểm.
? Xem thêm: Kỹ sư cơ khí: Những thông tin người theo nghề không nên bỏ lỡ
Ngành địa chất học ra trường làm gì?
Sau khi ra trường các bạn sinh viên ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như:
- Địa chất học: Chuyên nghiên cứu về địa chất để phục vụ tìm khoáng sản có ích.
- Địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác và xử lý nguồn nước trong lòng đất, phục vụ đời sống hàng ngày của con người.
- Địa chất công trình, địa kỹ thuật: Phục vụ cho việc xây dựng công trình, đưa ra giải pháp xử lý nền móng.
- Nguyên liệu khoáng: Phục vụ cho việc tìm kiếm khoáng sản, công nghệ chế biến khoáng sản.
- Địa sinh thái, công nghệ môi trường:Phục vụ việc khai thác thích hợp, bảo vệ môi trường.
- Nhà khoa học địa chất: Làm chương trình nghiên cứu khoa học, giải quyết nhiệm vụ cấp thiết của đất nước.
- Kỹ sư địa chất: Họ sẽ tham gia vào điều hành công việc ở các lộ trình để thu thập thông tin, vẽ bản đồ địa chất, điều khiển giàn khoan lớn, máy đo từ, địa chấn,…
Trên đây cũng là các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất. Với nhiều công việc, vị trí khác nhau, chắc chắn bạn sẽ tìm được cơ hội phù hợp cho mình.
Mức lương ngành địa chất
Ai trong chúng ta cũng mong muốn, hy vọng công việc tương lai đem lại thu nhập ổn định. Riêng đối với ngành địa chất, từ trước đến nay nổi tiếng với mức lương đáng mong đợi. Nhiều nhà địa chất giỏi kiếm hàng nghìn USD mỗi năm. Tuy nhiên để được con số đó là cả một chặng đường khá dài, là sự cố gắng và nỗ lực của từng người.
Ngoài ra, mức lương của ngành địa chất còn phụ thuộc khá nhiều vào công việc, vị trí, kinh nghiệm, môi trường làm việc,… Đối với thực tập sinh, khi tìm việc làm trắc địa nhận được mức lương khá thấp, chỉ dao động từ 5-7 triệu đồng.
Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là ngành tiềm năng, đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường nước ngoài đấy nhé.
? Xem thêm: Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Học gì? Làm gì tại Việt Nam?
Những tố chất phù hợp với ngành địa chất học
Để theo đuổi ngành địa chất thành công, bạn cần chuẩn bị cho mình những tố chất như sau:
- Thứ nhất là tư duy logic, nhanh nhẹn, nhạy bén với những thông tin thu thập được.
- Thứ hai là cần cù, có tính trung thực cao.
- Thứ ba là có niềm đam mê với các môn tự nhiên. Bởi các môn học này có liên quan trực tiếp đến ngành, nó là nền tảng kiến thức giúp bạn trong
Địa chất là một ngành khô khan về kiến thức thế nhưng lại rất thú vị khi trực tiếp tham gia vào công việc. Nếu như bạn đang muốn theo đuổi ngành này trong tương lai thì hãy cố gắng hết sức nhé, chắc chắn tương lai bạn sẽ đạt được thành quả như mong đợi. Mong rằng những chia sẻ của JobsGO trong bài viết này đã giúp bạn hiểu ngành địa chất ra làm gì?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: