Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 bao gồm 16 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2023 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 1 KHTN 7 sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 16 đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
1. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
1.1 Đề thi cuối học kì 1 môn KHTN 7
A. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1. Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?
A. Mangan, Kali, Bari.B. Magie, Kali, Beri. C. Magie, Kali, Bari.D. Mangan, Kali, Beri.
Câu 2. Nguyên tố hóa học là gì?
A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân.B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân.D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.
Câu 3. Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có sổ proton là
A.2.B. 10.C.18.D. 20.
Câu 4. Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố.C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên.
Câu 5. Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hoá học của đơn chất nitrogen là
A. N.B. N2.C. N2.D. N2.
Câu 6. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hoá trị.B. ion. C. kim loại.D. phi kim.
Câu 7: Nguyên tố hóa học có kí hiệu Cl là
A. carbon.B. calcium.C. chlorine.D. chromi.
Câu 8: Khối lượng phân tử của CuSO4 là
A. 120 amu.B. 160 amu.C. 106 amu. D. 171 amu.
Câu 9: Tốc độ của vật là
A. quãng đường vật đi được trong 1s.B. thời gian vật đi hết quãng đường 1m.C. Qquãng đường vật đi được. D. thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 10: Đơn vị đo tốc độ là
A. m. B. s/m. C. m/s. D. m.s.
Câu 11: Công thức tính tốc độ là
A. v = st B. v = t/s C. v = s/t D. v = s/t2
Câu 12: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó. B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường. D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.
Câu 13: Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?
A. 1. B. 2.C. 3. D. 4.
Câu 14: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km?
A. 25km B. 50kmC. 75km D. 100km
Câu 15: Đơn vị của tần số
A. Hz B. s C. N D. kg
Câu 16: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?
A. Khi tần số dao động lớn hơn.B. Khi vật dao động mạnh hơn.C. Khi vật dao động nhanh hơn.D. Khi vật dao động yếu hơn.
Câu 17: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp.B. Rèm nhung.C. Mặt gương.D. Đệm cao su.
Câu 18: Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?
A. Không khí.B. Chất rắn.C. Chất lỏng.D. Chân không.
Câu 19: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do lao A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn loa B.B. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra cao hơn loa A.C. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra to hơn loa B.D. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra to hơn loa A.
Câu 20: Sóng âm là
A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh.B. các vật dao động phát ra âm thanh.C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.D. sự chuyển động của âm thanh.
Câu 21: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng.
Câu 22: Biện pháp nào sau đây không chống được ô nhiễm tiếng ồn?
A. Trồng nhiều cây xanh dọc hai bên đường trong khu đô thị.B. Cấm bóp còi to tại những khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học.C. Sử dụng các thiết bị bảo hộ như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai...D. Hạn chế sử dụng đèn quảng cáo, đèn chiếu sáng trên đường phố giờ cao điểm.
Câu 23: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?
A. Nhôm.B. Đồng.C. Gỗ.D. Thép.
Câu 24: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?
A. Đông - Tây.B. Tây - Bắc.C. Đông - Nam.D. Bắc - Nam.
Câu 25: Từ trường là
A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nóD. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó
Câu 26: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.B. hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.C. hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.D. hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.
Câu 27: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước như thế nào?
A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm B. Có độ mau thưa tùy ý C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm
Câu 28: TH Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 29: Lúc 7 h sáng, một mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30 km. Lúc 7 h 20 min, mô tô còn cách Biên Hòa 10 km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ?
Câu 30: Chiếu một tia sáng tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc 30o. Tính giá trị góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới?
Câu 31: Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sau.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7
I. TN (7,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/A
C
A
D
D
C
A
C
B
A
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/A
C
A
B
B
A
B
C
A
A
C
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
Đ/A
D
D
D
D
B
A
D
C
Phần II: Tự luận: (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 29
(1,0 điểm)
Tốc độ của mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa là
v = s/t = 20: 20=1(km/min) = 60 (km/h)
- Thời gian mô tô đi 10 km còn lại là: t'=s/ v =10/ 60=1/6 (h) = 10 min
Vậy mô tô đến Biên Hòa lúc 7 h 20 min + 10 min = 7 h 30 min.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 30
(1,0 điểm)
- Tia sáng tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc 30o => i = 30o
- Giá trị góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là i’.
AD ĐLP AS: i’ = i = 30o.
1,0 điểm
Câu 31
(1,0 điểm)
Vẽ đúng
1,0 điểm
1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 KHTN 7
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+Thời gian làm bài: 90 phút
+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm.
+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 20% (2,0 điểm). (28T)
+ Nội dung nửa sau học kì 1: 80% (8,0 điểm). (36T)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - Môn: KHTN 7
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
Số câu hỏi TN
Số câu hỏi TL
Số câu hỏi TN
Số câu hỏi TL
Số câu hỏi TN
Số câu hỏi TL
Số câu hỏi TN
Số câu hỏi TL
TN
TL
1
Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (12 tiết)
1.1. Nguyên tố hóa học
2
2
1đ
10%
1.2. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2
2
2
Phân tử. Liên kết hóa học (12 tiết)
2.1. Phân tử - đơn chất - hợp chất
1
1
1đ
10%
2.2. Hóa trị và công thức hóa học
1
2
3
3
Tốc độ chuyển động (11T)
3.1. Tốc độ chuyển động
3
1
3
1
2,5đ
25%
3.2. Đo tốc độ
2
2
3.3. Đồ thị quãng đường - thời gian
1
1
4
Âm thanh (9T)
4.1. Sóng âm
1
1
2
2đ
20%
4.2. Độ cao, độ to của âm
3
1
4
4.3. Phản xạ âm
2
2
5
Ánh sáng (9T)
5.1. Sự phản xạ ánh sáng
1
1
2đ
20%
5.2. Ảnh của vật qua gương phẳng
1
1
6
Từ (7T)
6.1. Nam châm
2
1
3
1,5đ
15%
6.2. Từ trường
3
3
Tổng số câu
16
12
2
1
(100%)
Điểm số
4,0đ
3,0đ
2đ
1đ
10đ
% điểm số (%)
70%
30%
100%
BẢN ĐẶC TẢ
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
1. Nội dung 1: Mở đầu (4 tiết)
Nhận biết
- Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên
Thông hiểu
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
Vận dụng
- Làm được báo cáo, thuyết trình.
2. Nội dung 2. Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (12 tiết)
Nhận biết
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
1
C3
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
1
C2
- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.
Thông hiểu
- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
1
C7
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
1
C1
3. Phân tử. Liên kết hoá học (12T)
3.1. Phân tử; đơn chất; hợp chất;
3.2. Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)
3.3. Hoá trị; công thức hoá học.
Nhận biết
- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
1
C4
- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.
- Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.
1
C5
Thông hiểu
- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
1
C8
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).
- Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).
1
C6
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.
- Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
- Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.
Vận dụng
Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.
Nội dung 3: Tốc độ chuyển động (11T)
3.1. Tốc độ chuyển động
3.2. Đo tốc độ
3.3. Đồ thị quãng đường - thời gian
Nhận biết
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.
1
C9
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
1
C10
- Biết đượcTốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
1
C11
Thông hiểu
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
2
C12, C13
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
1
C14
Vận dụng
- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
- Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động của vật
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Vận dụng cao
- Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
1
C29
Nội dung 4: Âm thanh (9T)
4.1. Sóng âm
4.2. Độ cao, độ to của âm
4.3. Phản xạ âm
Nhận biết
- Nêu được âm truyền được trong môi chất rắn, lỏng, khí
1
C20
- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).
1
C15
- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm, độ cao của âm với tần số âm,
2
C16, C21
Thông hiểu
- Phân loại vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
1
C17
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
1
C18
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2
C19,
C22
Vận dụng
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
Nội dung 5: Ánh sáng (9T)
5.1. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối.
5.2. Sự phản xạ ánh sáng
5.3. Ảnh của vật qua gương phẳng
Nhận biểt
- Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.
- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
Thông hiểu
- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp
- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán
Vận dụng
- Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.
- Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ
- Tính được giá trị góc phản xạ khi biết góc tới.
1
C30
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
1
C31
Nội dung 6: Từ (7T)
6.1. Nam châm
6.2. Từ trường
Nhận biết
Nêu được:
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).
2
C23, C24
Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.
1
C25
- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
1
C26
- Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.
1
C27
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau
Thông hiểu
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm
1
C28
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.
Vận dụng
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.
- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
2.1 Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.C. neutron và electron.D. electron, proton và neutron.
Câu 3: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là
A. Sodium. B. Nitrogen. C. Natrium. D. Natri.
Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
Nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. A, B, D. B. A, B. C. A, D. D. B, D.
Câu 5: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. Nhóm IA.B. Nhóm IVA. C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA.
Câu 6: Âm thanh không thể truyền trong
A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không.
Câu 7: Đơn vị nào là của tốc độ?
A. km/h. B. m.s.C. km.h. D. s/m.
Câu 8: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì
A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.C. gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn.D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.
Câu 9: Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?
A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.B. Vật đứng yên.C. Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên.D. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.
Câu 10: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?
A. Nước được lá lấy từ đất lên.B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.
Câu 11: Động vật nào hô hấp bằng phổi?
A. Cá chép. B. Thằn lằn.C. Ếch. D. Chim bồ câu.
Câu 12: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch gỗ. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
Câu 13: Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 14: Hình bên dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?
A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.B. Tính hướng tiếp xúc.C. Tính hướng hóa.D. Tính hướng nước.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?
A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.C. Cây gọng vó bắt mồi. D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.
II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 1: (0,5 điểm):
Nêu khái niệm chu kì?
Câu 2: (1,0 điểm):
Nguyên tố T có Z = 12. Hãy vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử T và cho biết T có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết vị trí của T (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn?
Câu 3: (0,5 điểm):
Nêu mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm?
Câu 4: (1,0 điểm):
Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 72km/h?
Câu 5: (2,0 điểm):
a. Thế nào là quang hợp? Em hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
b. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây và môi trường?
Câu 6: (1,0 điểm):
Bạn Tấn cao 1m 40, nặng 50kg, theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2012. Trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/ 1kg thể trọng. Em hãy tính toán và đưa ra lời khuyên cho bạn Tấn về nhu cầu cung cấp nước và chế độ ăn uống hàng ngày cho bản thân bạn Tấn để bạn có một cơ thể khỏe mạnh
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7
I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
D
B
A
C
C
D
A
B
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
D
B
D
A
D
A
C
B
II. TỰ LUẬN: 6,0điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
(0,5 điểm)
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.
0,5
Câu 2.
(1,0 điểm)
T có Z = 12 T ở ô số 12.
T có 3 lớp electron T thuộc chu kì 3.
T có 2 electron lớp ngoài cùng T thuộc nhóm IIA.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3.
(0,5 điểm)
Mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm:
Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).
0,5
Câu 4.
(1,0 điểm)
v = 72km/h = 20m/s.
Khoảng cách an toàn đối với tốc độ tính theo nguyên tắc “3 giây” là:
s = 20.3 = 60(m).
0,5
0,5
Câu 5.
(2,0 điểm)
a.- Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
- Phương trình hô hấp:
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen
0,5
0,5
b. * Đối với đời sống của cây:
- Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
- Giúp lá không bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.
- Giúp khí khổng mở, khí CO2 đi vào bên trong cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
* Đối với môi trường:
- Làm mát không khí xung quanh.
- Hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường → điều hòa khí hậu.
0,5
0,5
Câu 6.
(1,0 điểm)
- Nhu cầu cung cấp nước hàng ngày cho bạn Tấn là: 50 x 40 = 2000 ml = 2 lít nước.
- Lời khuyên cho bạn Tấn: Cần uống đủ 2 lít nước trong 1 ngày, ăn uống hợp lí, ăn đa dạng các loại thức ăn, hạn chế ăn nhiều chất chứa đường để tránh tình trạng béo phì, luyện tập thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh.
0,5
0,5
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Mở đầu (4 tiết)
1
1
0.25
2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (14 tiết)
1
2
2
1
2
4
2.5
3. Tốc độ (10 tiết)
1
1
1
1
2
1.5
4. Âm thanh (4 tiết)
1
1
1
1
2
1.0
5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (26 tiết )
1/2
3
1/2
2
1
2
5
4.25
6. Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)
2
2
0.5
Số câu
2.5
8
0.5
8
2
1
6
16
10
Điểm số
2.0
2.0
1.0
2.0
2.0
1.0
6
4.0
Tổng số điểm
4.0
3.0
2.0
1.0
10.0
b) Bảng đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu (ý) TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
Số câu
( ý)
TN
(Số câu)
TL
TN
1. Phương pháp và kĩ thuật học tập môn KHTN (4 tiết)
Nhận biết
- Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
1
C1
Thông hiểu
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
Vận dụng
- Làm được báo cáo, thuyết trình.
2. Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (14 tiết)
- Nguyên tử
- Nguyên tố hóa học
- Sơ lược bảng tuần hoàn các NTHH
Nhận biết
-Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
-Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.
2
C2, C3
Thông hiểu
- Xác định được các nguyên tử thuộc cùng NTHH
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
2
C4, C5
Vận dụng
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
2
C1,
C2
3. Tốc độ (10 tiết)
-Tốc độ chuyển động.
- Đo tốc độ.
- Đồ thị quãng đường- thời gian.
- Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Nhận biết
-Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.
- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
1
C7
Thông hiểu
-Tốc độ = quãng đường vật đi / thời gian đi quãng đường đó.
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng.
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian mô tả chuyển động của vật.
1
C9
Vận dụng
-Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
- Sử dụng quy tắc “3 giây” để tính khoảng cách an toàn của các phương tiện giao thông.
1
C4
4. . Âm thanh (4 tiết)
-Sóng âm.
- Biên độ dao động của nguồn âm và sóng âm.
- Độ to của âm và biên độ của sóng âm.
Nhận biết
-Nêu được khái niệm nguồn âm, sóng âm.
- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
- Biết sóng âm có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
1
1
C3
C6
Thông hiểu
-Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...).
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
1
C8
Vận dụng
-Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ sóng âm.
5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (28 tiết)
- Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Quang hợp ở thực vật
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
- Hô hấp tế bào
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Thực hành hô hấp ở thực vật
- Trao đổi khí ở thực vật
- Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
- Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
- Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.
- Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Nhận biết
- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước;
+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
1/2
3
C5a
C10, C11, C12
Thông hiểu
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.
- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)
- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.
- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:
+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;
+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);
+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);
+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.
1/2
2
C5b
C13,15
Vận dụng
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
- Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).
- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:
+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;
+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá
- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).
Vận dụng cao
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...).
1
C6
6. Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)
- Khái niệm cảm ứng
- Cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng ở động vật
- Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh hoạ
- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật
Nhận biết
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
- Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật;
- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
Thông hiểu
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
2
C14, C16
Vận dụng
- Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).
- Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật.
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
Vận dụng cao
Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
Tổng số
6
16
3. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Xem đầy đủ nội dung chi tiết đề thi trong file tải về