SĂN SALE BACK TO SCHOOL GIẢM GIÁ ĐẾN 50%
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin là ngành đào tạo ra nguồn nhân lực làm những công việc liên quan đến dữ liệu, hệ thống, phần mềm, lập trình, an ninh bảo mật, AI, giải quyết sự cố máy tính và các thiết bị công nghệ. Trong thời đại số hiện nay, đây là ngành không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng rất cần đầu tư và đánh giá cao.
Ngành công nghệ thông tin đào tạo học những môn gì?
Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về công nghệ nhằm phát triển khả năng xây dựng, cài đặt và cách sửa chữa các thiết bị số và máy tính ở cả phần cứng lẫn phần mềm. Ngoài ra, người học còn được dạy cả những nguyên tắc về việc bảo mật trong ngành này. Cụ thể, sinh viên công nghệ thông tin sẽ tìm hiểu về:
- Khoa học máy tính
- Mạng máy tính và truyền thông
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Công nghệ phần mềm
- An ninh thông tin mạng
- Phát triển ứng dụng web
- Đồ họa máy tính
- Xây dựng, quản trị và bảo trì hệ thống
Ngoài những môn trên, khi bạn đi theo chuyên ngành nào thì sẽ phải học thêm những môn thuộc chuyên ngành đó. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều chuyên ngành như quản lý hệ thống, kiểm thử, lập trình web, lập trình phần mềm, quản lý phần cứng,... Từng ngành đều có các môn đặc thù đào tạo riêng.
Hơn nữa, tùy các trường đào tạo mà bạn sẽ được trang bị thêm một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng sáng tạo và suy luận logic,... Những kiến thức này sẽ giúp bạn có hành trang tốt hơn khi ra trường và tìm kiếm việc làm.
Ngành công nghệ thông tin học trường nào?
Việc nên học công nghệ thông tin ở trường nào phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia đình và nơi ở hiện tại của bạn. Sau đây là một số trường đại học ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có đào tạo nghề công nghệ thông tin mà bạn có thể tham khảo:
Khu vực phía Bắc:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Công nghiệp
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Giao thông Vận tải
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Đại học Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Công nghệ Việt Hung
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thành Đô
Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Vinh
- Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khoa học - Đại học Huế
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Hà Tĩnh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM
- Đại học Sư phạm TPHCM
- Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
- Đại học Giao thông vận tải TPHCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Mở TPHCM
- Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Đại học Hùng Vương TPHCM
- Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM
Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Tính từ năm 2020, theo thống kê, mỗi năm nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tăng 13%. Nghĩa là trong một năm, lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ cần ít nhất là một triệu lao động. Vì vậy, công nghệ thông tin là một ngành rất hot và có cơ hội việc làm rất rộng mở với các vị trí sau:
- Lập trình viên (Programer): Sử dụng code để lập trình những website, hệ thống mạng, app, chương trình, chip xử lý.
- Kiểm thử phần mềm (Tester): Rà soát, phát hiện lỗi và đánh giá phần mềm trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
- Nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu: Thiết kế, chăm sóc hệ thống thông tin để tạo nên nguồn dữ liệu về người dùng cho các web, ứng dụng, phần mềm.
- Kỹ sư an ninh mạng, bảo mật thông tin.
- Kỹ sư trí tuệ nhân tạo AI.
- Phát triển website.
- Kỹ sư dữ liệu.
- Chuyên viên quản lý data, phần cứng, xây dựng hệ thống mạng
- Chuyên gia phân phối quản lý dự án.
- Giảng viên ngành CNTT.
Mức lương ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin đang có rất nhiều người theo học và làm nhưng nhân lực chất lượng không nhiều. Đây là lý do những ứng viên dù mới ra trường hay đã làm lâu năm, nếu đáp ứng được công việc sẽ có mức thu nhập khá tốt. Mức lương thông thường sẽ nằm trong các khoảng sau:
- Mức lương dành cho thực tập sinh, fresh có thể từ 5 tới 7 triệu đồng 1 tháng.
- Mức lương người đã biết việc và kỹ năng tốt có thể từ 10 đến 25 triệu đồng 1 tháng.
- Mức lương dành cho trưởng phòng, giám đốc dao động trong khoảng 33 đến 66 triệu đồng 1 tháng.
- Một số vị trí quan trọng tùy theo yêu cầu, đặc thù công việc mà mức lương có thể lên đến vài ngàn Đô La.
Kinh nghiệm và trình độ là hai thức tiên quyết quyết định mức lương của ngành IT. Do đó, nếu bạn mong muốn nhận được mức lương tốt thì cần không ngừng rèn luyện và tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm. Một điều nữa ảnh hưởng đến mức lương trong nghề này là nơi tuyển dụng. Với những công ty nằm ở các thành phố trung ương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,... thì mức lương sẽ cao hơn.