Cập nhật lần cuối vào 28/10/2021
Cơ hội việc làm luôn là câu hỏi được mọi người quan tâm khi tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Vậy cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh như thế nào, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao quản trị kinh doanh luôn nằm trong TOP các ngành học “Hot”?
Kinh tế xã hội phát triển là “chất xúc tác” cho các dự án , doanh nghiệp startup nở rộ. Và dù hoạt động trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào, để có thể duy trì và phát triển đều dựa vào nguyên tác quản trị kinh doanh, trong đó nhà quản trị đóng vai trò rất lớn cho sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh năng động, với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, quản trị kinh doanh cần phải đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của thị trường, tối giản về quy trình đến chi phí để thu về được doanh thu lớn nhất.
Bên cạnh đó, hông chỉ thực hiện mục tiêu kinh doanh nhà quản trị còn phải thực hiện cả một quá trình chịu sư chi phối của nhiều yếu tốt như: quy định pháp luật, phương cách quản trị, chiến lược…
Với các doanh nghiệp hay một tổ chức có nền kinh tế phát triển lại càng đòi hỏi việc hoạt động kinh doanh phải thực sự hiệu quả và có chiến lược quản trị hoàn hảo, tối ưu hoá được các quá trình, chi phí tối giản, tăng thêm lợi nhuận.
Do đó, song hành với sự phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lương cao hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nhất là đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh luôn có “nhiều đất” để phô diễn kiến thức và tài năng.
Cơ hội việc làm rộng mở của ngành quản trị kinh doanh
Rất nhiều bạn mơ hồ hiểu rằng học quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm sếp, làm giám đốc, quản lý và điều hành công ty mà bỏ qua rất nhiều vị trí cơ hội việc làm bạn có thể làm được.
Sự thật, vì quản trị kinh doanh là ngành học tương đối rộng, nên sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp như: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ - giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…
Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh với kiến thức kinh tế và kỹ năng quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo có khả năng trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, giám đốc nhân sự, giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh… hoặc tự khởi nghiệp, thành lập và điều hành công ty riêng.
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng.
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch.
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn.
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Như vậy với những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu được cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh. Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin khác như tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh cũng như phương thức xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh để chuẩn bị cho hành trang vào đại học của mình.
- Ngành Quản trị kinh doanh
- Ngành Quản trị kinh doanh: Học gì và ra trường làm gì?
- Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh
- Những tố chất phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh?
Phòng Tuyển sinh - Truyền thông