1. Peptit
1.1. Khái niệm
Lý thuyết peptit và protein gồm những phần nào sẽ được nêu ra dưới đây. Vậy các em hiểu peptit là gì?
Liên kết peptit được hiểu là liên kết của nhóm NH và nhóm CO giữa 2 đơn vị α-amino axit.
Peptit là hợp chất chứa từ 2 - 50 gốc α-amino axit, chúng liên kết bằng các liên kết peptit với nhau.
1.2. Cấu tạo phân tử của Peptit
Từ các gốc α - amino axit được nối với nhau bằng liên kết peptit theo trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm -NH2, amino axit đầu C còn nhóm -COOH sẽ hợp thành phân tử peptit.
Ví dụ: H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
H2N-CHCO(CH3)-NH-CH2-COOH
1.3. Phân loại Peptit
Peptit được phân loại thành:
-
Oligopeptit: Bao gồm các peptit có 2 - 10 gốc α-amino axit, được gọi là tripeptit, đipeptit,…
-
Polipeptit: Gồm có các peptit từ 11 - 50 gốc α-amino axit. Polipeptit là cơ sở để hình thành protein.
1.4. Đồng phân và danh pháp của Peptit
1.4.1. Đồng phân của Peptit
Số đồng phân loại peptit là n! nếu có n gốc α-amino axit khác nhau trong phân tử peptit.
Amino Axit đầu N là amino axit mà nhóm amin ở vị trí α chưa tạo được liên kết peptit. Còn amino axit đầu C là amino axit nhóm -COOH chưa tạo thành liên kết peptit.
1.4.2. Danh pháp của peptit
Peptit được gọi tên bằng cách ghép tên của gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ N, kết thúc bằng tên của axit đầu C.
Ví dụ:
1.5. Tính chất vật lý
Các peptit có nhiệt độ nóng chảy cao, thường ở thể rắn và dễ tan trong nước.
1.6. Tính chất hóa học
1.6.1. Phản ứng thủy phân
Điều kiện để peptit thủy phân: Đun nóng, xúc tác axit hoặc kiềm.
-
Thủy phân trong môi trường trung tính:
n-peptit + (n-1)H2O → amino axit
-
Môi trường axit HCl
n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoni clorua của aminoaxit
Trong n-peptit, X tượng trưng cho số mắt xích Lysin.
-
Thủy phân môi trường bazo NaOH:
n-peptit + (n+y)NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1)H2O
Y là mắt xích Glutamic trong n-peptit
1.6.2. Phản ứng màu biure
- Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N-CO-NH-CO-NH2 + Cu(OH)2 → chất màu tím đặc trưng
- Đipeptit và Amino axit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra phức chất màu tím
Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng ôn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập trong đề thi THPT môn Hóa
2. Protein
2.1. Khái niệm
Hóa 12 peptit và protein sẽ cho các bạn biết rõ những khái niệm về chúng.
Protein được định nghĩa là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối tử vài chục nghìn hay đến vài triệu.
2.2. Cấu tạo phân tử của Protein
Protein được tạo ra từ nhiều gốc α-amino axit nối liên kết peptit với nhau, nhưng có khối lượng lớn và phức tạp hơn so với peptit (n ≥ 50, n: số gốc α-amino axit).
Các phân tử protein khác nhau không chỉ bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn dựa vào số lượng, trật tự sắp xếp khác nhau.
2.3. Tính chất vật lý của Protein
Protein tan được ở trong môi trường nước thành dung dịch keo và đông tụ khi được đun nóng. Sự kết tủa và đông tụ protein cũng sẽ xảy ra khi ta cho bazo, axit hay 1 số muối vào dung dịch protein.
Có 1 vài loại protein không tan được trong nước, không bị kết tủa hay đông tụ như: tóc, móng tay, chân,…
2.4. Tính chất hóa học của Protein
2.4.1. Phản ứng thủy phân
Protein bị thủy phân thành các gốc α-amino axit nhờ xúc tác với bazo, axit, hoặc enzim tương tự peptit. Nếu không thủy phân hoàn toàn sẽ tạo các oligopeptit.
2.4.2. Phản ứng màu
Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. Đây là phản ứng để phân biệt protein
Protein có phản ứng màu với HNO3 đặc tạo ra kết tủa vàng.
2.5. Vai trò của Protein
Protein có vai trò tương đối quan trọng đối với sự sống của sinh vật và con người. Vì vậy, protein được coi là cơ sở tạo nên sự sống. Protein có vai trò duy trì và phát triển cho cơ thể, hình thành chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Protein là thành phần thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình bên trong tế bào. Protein còn là thành phần chính trong thức ăn của người và cho động vật.
3. Một số bài tập trắc nghiệm về Peptit và Protein
Chúng ta đã được tìm hiểu rõ về lý thuyết peptit và protein, sau đây sẽ là một vài dạng bài trắc nghiệm peptit và protein giúp các bạn làm bài một cách chính xác.
Bài 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2 COOH-CH2COOH-CH2COOH
B. H2N-CH2 CONH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2 CH2 CONH-CH2 CH2 COOH
D. H2N-CH2 CH2 CONH-CH2COOH
Giải:
Đipeptit là peptit được hình thành nên từ 2 gốc α-amino axit
⇒ B
Bài 2: Để phân biệt các dung dịch glixerol, glucozo, etanol và lòng trắng trứng ta dùng thuốc thử nào dưới đây?
A. NaOH
B. AgNO3/NH3
C. Cu(OH)2
D. HNO3
Giải:
PTHH:
Cu(OH)2 + 2C6H12O6 → (C6H11O6)2Cu (màu xanh lam) + 2H2O
⇒ C
Bài 3: Trong lòng trắng trứng chứa protein nào sau đây:
A. Fibroin
B. Anbumin
C. Miozin
D. Hemoglobin
Giải:
Anbumin có trong thành phần của lòng trắng trứng
⇒ B
Bài 4: Chất nào sau đây có khả năng tan được trong nước?
A. Keratin
B. Miozin
C. Fibroin
D. Anbumin
Giải:
Trong nước protein tan được và tạo thành keo là anbumin
⇒ D
Bài 5: Bằng nhiệt độ sự kết tủa protein gọi là :
A. Trùng ngưng protein
B. Ngưng tụ protein
C. Phân hủy protein
D. Đông tụ protein
Giải:
Sự đông tụ protein là sự kết tủa của protein bằng nhiệt độ
⇒ D
Bài 6: Xuất hiện các mảng riêu của nổi lên khi nấu canh cua gọi là hiện tượng:
A. Trong cua các chất bẩn chưa được làm sạch kỹ
B. Làm đông tụ protein trong cua do NaCl
C. Làm đông tụ protein trong cua do nhiệt
D. Cả 3 đều đúng
Giải:
Các protein này bị đông tụ tạo thành mảng rồi nổi lên là do thịt cua chứa protein hòa tan trong nước và tác dụng của nhiệt độ
⇒ C
Bài 7: Để phân biệt Gly - Ala - Gly với Gly - Ala ta dùng
A. CU(OH)2 trong môi trường kiềm
B. NaCl
C. HCl
D. NaOH
Giải:
Gly - Ala - Gly là tripeptit phản ứng với màu biure
Gly - Ala là đipeptit không phản ứng với màu biure
CU(OH)2 trong môi trường kiềm có thể nhận biết Gly - Ala - Gly với Gly - Ala
⇒ A
Bài 8: Cho 1 hỗn hợp X có 0,1 mol là Alanin và 0,2 mol là Glyxin. Tính khối lượng đipeptit tạo được
A. 27,72
B. 22,7
C. 22,1
D. 21,2
Giải:
ADCT: nH2O = 0,2 + 0,12 = 0,15 mol
ĐLBTKL có mđipeptit = 0,2.75 + 0,1.89 - 0,15.18 = 21,2 gam
⇒ D
Bài 9: Khi pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val được thủy phân không hoàn toàn thu được nhiều nhất bao nhiêu đipeptit
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Giải:
Pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val tạo ra những đipeptit là
Gly-Ala, Ala-Ala, Ala-Gly, Gly-Val
Có 4 đipeptit được tạo ra
⇒ C
Bài 10: Trong các hợp chất sau: đipeptit, polipeptit, protein, đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất trong dd NaOH nhiệt động thường tác dụng với Cu(OH)2
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Giải:
Trong dd NaOH nhiệt động thường tác dụng với Cu(OH)2 là các chất polipetti, protein: phản ứng màu biure
Đisaccarit tạo ra hợp phức Cu(II) có màu xanh
⇒ D
Để ôn tập và thực hành nhiều hơn về peptit, cô Kim Oanh có bài giảng rất hay, có nhiều phương pháp giải nhanh về peptit - thuỷ phân peptit. Các em học sinh cùng VUIHOC theo dõi bài giảng dưới đây nhé!
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về peptit và protein và các dạng bài tập liên quan. Hy vọng rằng sau bài viết này, các bạn học sinh sẽ áp dụng tốt để giải bài tập thuộc chương trình Hóa 12 một cách dễ dàng. Để học và ôn tập kiến thức lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa, hãy truy cập nền tảng Vuihoc.vn và đăng ký khóa học ngay từ hôm nay nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
Lý thuyết Amino axit
Lý thuyết Polime