Triển khai nội dung đúng cấu trúc tiểu luận là bạn đã có trong tay 50% điểm số cho dạng bài tập này. Vậy một bài tiểu luận đúng chuẩn sẽ bao gồm các phần nào? Bạn sẽ viết gì trong từng phần đó? Hãy tiếp tục theo dõi, Vietbaisinhvien sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn!
Cấu trúc tiểu luận ở phần mở đầu
Phần mở đầu là nơi bạn nêu lên những điều “mấp mé” tạo sự hấp dẫn, khiến người đọc tò mò về đề tài tiểu luận. Thông thường, theo cấu trúc tiểu luận, phần này sẽ gồm:
- Lời mở đầu: Là điểm chạm đầu tiên với người đọc, quyết định sự hứng thú của họ. Vì thế này viết ngắn gọn, đánh vào trọng tâm cốt lõi của đề tài.
- Lý do chọn đề tài: Thuyết phục giảng viên rằng đề tài này quan trọng, cấp thiết và thực tiễn để được điểm cao hơn.
- Mục đích nghiên cứu: Kết quả bạn muốn có sau khi nghiên cứu (mang tính khái quát), chia nhỏ mục tiêu để đạt được giải pháp cuối cùng.
- Đối tượng nghiên cứu: Giới hạn sự vật/việc, con người,… có liên quan đến đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn không gian, thời gian, địa lý, lĩnh vực,… liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên lý thuyết (phân tích - tổng hợp, lịch sử, giả thuyết, mô hình hóa,…) hoặc căn cứ vào thực tiễn (điều tra, thực nghiệm, quan sát, khảo sát,…).
- Tổng quát nội dung: Có thể xem như menu, bạn chỉ liệt kê ngắn gọn tên chương, tiêu đề bên trong,… là được.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Đưa ra những đóng góp mà kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để cải thiện, phát triển đề tài.
Phần nội dung tiểu luận
Trong cấu trúc tiểu luận thì đây là phần quan trọng nhất, quyết định số điểm mà bạn nhận được. Về ở bản sẽ có 3 mục định hướng nội dung lớn:
Chương 1: Lý thuyết
Tại đây, hãy trình bày các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp người đọc hiểu được cơ sở lý thuyết và đánh giá khả năng hiểu biết của bạn. Tuy nhiên, không nên làm nó này quá dài dẫn đến rườm rà, vì phần thực trạng và giải pháp là quan trọng nhất của bài luận.
Chương 2: Thực trạng
Phần thực trạng trong cấu trúc tiểu luận sẽ giúp minh chứng tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài. Hãy áp dụng các phương pháp nghiên cứu độc lập hoặc kết hợp để làm rõ vấn đề.
Lưu ý: Thực trạng thường bao gồm cả các khía cạnh tích cực, cũng như tiêu cực. Đối với ý tiêu cực, bạn cần phân tích các hạn chế (khách quan và chủ quan) để hiểu rõ nguyên nhân của chúng.
Chương 3: Giải pháp
Bạn nên đưa ra các giải pháp dựa trên kiến thức cá nhân kết hợp với ý kiến tham khảo từ chuyên gia, giảng viên, anh chị khóa trước,… (nếu có). Tránh đề xuất các giải pháp mơ hồ, vì phần này đánh giá tầm nhìn, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của bạn trong mắt người chấm bài.
Phần kết luận (đề xuất ứng dụng)
Tuân thủ theo cấu trúc tiểu luận, ở phần này bạn cần nêu kết quả và tự đưa ra nhận xét về những thành tựu của mình. Đồng thời, bạn cũng có thể đề xuất cách áp dụng kết quả đó vào thực tiễn và dự báo sự tác động của nó đối với xã hội, lĩnh vực nghiên cứu,…
Lưu ý: Đừng quên nhấn mạnh là có những hạn chế trong quá trình thực hiện tiểu luận. Vì thế đóng góp của bạn chỉ có giới hạn tương ứng với sự phát triển của xã hội.
Mẹo cải thiện điểm số khi làm phần kết luận:
- Không nên đưa ra ý tưởng mới nếu chưa chứng minh ở nội dung trước đó.
- Đừng sử dụng dạng trích dẫn trong kết luận.
- Chú ý đến tính tổng quan, tránh tập trung vào một quan điểm hoặc vấn đề nhỏ.
- Sử dụng ngôn từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn và đảm bảo ai cũng hiểu được.
- Hạn chế việc lặp lại các cụm từ như: Tóm lại, để kết thúc, kết luận lại,… , vì chúng làm nản lòng độc giả.
Phần tài liệu tham khảo
Một cấu trúc tiểu luận hoàn chỉnh luôn đòi hỏi có phần tài liệu tham khảo. Ở đây, bạn sẽ liệt kê tất tần tật các dữ kiện, ví dụ, dẫn chứng,… đã được sử dụng trong bài. Mục đích chính là đảm bảo tính minh bạch, không vi phạm đạo văn.
Phần từ viết tắt
Phần này bắt buộc phải có nếu đề tài nghiên cứu của bạn sử dụng quá nhiều từ ngữ viết tắt, lặp đi lặp lại. Đối với yêu cầu trình bày và cấu trúc tiểu luận, danh mục việc tắt chỉ gồm 3 phần: Từ viết tắt, từ đầy đủ, nghĩa tiếng Việt (đối với nội dung tiếng nước ngoài).
Phần phụ lục
Các tài liệu như phiếu điều tra, bảng tính toán chi tiết,… nhằm củng cố luận điểm sẽ được đặt tại phụ lục. Lưu ý: Số trang của phần này không được nhiều hơn nội dung chính.
Thuê viết tiểu luận ở đâu?
Nếu bạn là:
- Sinh viên năm nhất chưa biết làm tiểu luận.
- Không có nhiều nguồn tài liệu tham khảo phù hợp, chính xác.
- Đang phải hoàn thành quá nhiều bài tập.
- Thiếu thời gian để cân bằng việc học, làm thêm, các hoạt động xã hội,…
- …
Hãy sử dụng dịch vụ viết thuê tiểu luận tại Vietbaisinhvien để nhận vô số lợi ích, gồm:
- Các giảng viên, thạc sĩ, cử nhân bằng giỏi sẽ thực hiện giúp bạn.
- Hỗ trợ sửa bài miễn phí 100% đến khi bạn hài lòng và có điểm.
- Đảm bảo tính xác thực của nội dung (nguồn gốc rõ ràng).
- Giao bài trễ nhất là đúng thời hạn đã thỏa thuận với bạn.
- Cam kết bảo mật tất cả dữ liệu được cung cấp/liên quan đến khách hàng.
Liên hệ Hotline/Zalo 0795.735.930 để đăng ký dịch vụ nhé!
Lời kết
Có lẽ giờ đây bạn đã nắm chắc cấu trúc tiểu luận rồi phải không? Hy vọng, Vietbaisinhvien đã giúp bạn gỡ những khó khăn và thắc mắc trong quá trình học tập.
Xem thêm các bài liên quan:
- Bật mí cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất đạt 9+
- 5 cách ghi tài liệu tham khảo đúng tiêu chuẩn cho sinh viên
- Bí mật cách làm bài tiểu luận đạt điểm cao cho sinh viên