Dồi trường có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Cách làm dồi trường cũng không quá khó nhưng phải biết cách sơ chế mới giữ lại được độ ngon ngọt tự nhiên. Vậy dồi trường là gì? Cách sơ chế và cách ăn như thế nào cho hợp lý? Cùng Digifood tìm hiểu ngay sau đây.
1. Đôi nét về món dồi trường
Dồi trường hay tràng heo chính là tử cung của heo. Bộ phận này khi nấu chín sẽ có vị ngọt, dai giòn, sần sật. Vì vậy, có rất nhiều cách làm dồi trường khác nhau biến tấu nên hương vị món ăn mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, một số người vẫn đang nhầm lẫn giữa dồi và lòng heo. Mặc dù dồi trường có hình dáng giống với lòng non nhưng kích thước to, vị giòn hơn chứ không dai như lòng.
Mỗi con heo chỉ có một ít dồi trường nên bộ phận này thường không dễ mua và giá bán khá cao khoảng 200.000đ - 300.000đ cho mỗi ký. Nếu nói đến dồi ngon, bạn nên chọn dồi của những con heo cái chưa đẻ, những con heo đã rẻ rồi thì dồi trường không được giòn và có mùi hơi hôi khai.
Ảnh: Sưu tầm
Trong dồi trường chứa nhiều protein, vitamin B12 có khả năng giảm stress, giúp ngủ ngon và sâu giấc. Tuy nhiên, lượng cholesterol và chất béo bão hòa cũng khá cao. Bạn không nên ăn dồi trường nhiều và thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2. Mẹo chọn dồi trường ngon
Dồi trường ngon sẽ có màu sắc sáng bóng, ấn tay vào cảm nhận được độ đàn hồi. Không có mùi lạ hoặc dịch nhầy tiết ra. Dồi ngon nên chọn loại non, có ống ruột bé, căng tròn và màu sắc trắng hồng. Những đoạn dồi trường lớn, có chất dịch màu vàng thường là loại già, ăn dai và có thể bị đắng.
Ảnh: Sưu tầm
3. Cách làm dồi trường sạch sẽ, không hôi
Cách làm dồi trường khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy hết phần màng mỡ, sau đó rửa lại với nước muối loãng rồi vớt ra cho ráo nước hẳn. Tiếp đến cho dồi trường vào trong nồi đổ nước ngập xâm xấp thêm ít muối, vài lát gừng và ít rượu trắng. Luộc khoảng 3-5 phút cho ra hết bọt bẩn. Cuối cùng vớt dồi trường ra rửa sạch và cho vào tô nước lạnh.
Ngâm nước đá lạnh sẽ giúp dồi giòn, ít bị mềm nhũn. Để có màu trắng đẹp mắt bạn có thể pha thêm vào nước một ít phèn chua hoặc giấm, ngâm khoảng 10 phút. Rửa lại với nước lần nữa và bắt đầu chế biến.
Ảnh: Sưu tầm
4. Gợi ý những món ăn ngon với dồi trường
Dồi trường có thể chế biến thành nhiều món ngon dân dã như dồi trường hấp hành, dồi trường luộc, dồi trường xào dưa chua, dồi trường cháy tỏi, dồi trường hấp khổ qua, dồi trường xào bông cải… Những món này ăn kèm với cơm hoặc lai rai với rượu đều rất tuyệt.
>> Xem thêm:
- Cách làm dồi trường hấp hành
- Cách làm dồi trường chiên giòn
- Cách làm dồi trường nướng
- Cách làm dồi trường xào cải chua
Ảnh: Sưu tầm
5. Một số lưu ý khi ăn dồi trường
- Những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh gout không nên ăn quá nhiều dồi trường. Tần suất ăn dồi chỉ khoảng 2-3 lần mỗi tuần và 50-70g/lần.
- Người già hoặc người bị rối loạn mỡ máu cũng nên hạn chế loại thực phẩm giàu đạm, chất béo này.
- Dồi trường không được để qua đêm bởi những chất đạm, chất béo bên trong sẽ dễ bị ôi thiu. Bạn nên ăn hết trong ngày hoặc vứt đi nếu vẫn còn thừa.
- Không ăn dồi trường chưa chín kỹ hoặc nấu tái bởi có khả năng cao gây nhiễm khuẩn.
Mong rằng với những thông tin chi tiết về cách làm dồi trường và cách ăn trên đây sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon và thật dinh dưỡng. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này cho bạn bè cùng biết nhé.