Hiểu tổng quan về ngành CNKT Điện điện tử
CNKT Điện - điện tử là ngành học giúp người học có chuyên môn sâu về hệ thống cung cấp điện, truyền tải điện, nhà máy điện, lắp đặt tủ điện, máy sản xuất công nghiệp, thiết kế mạch điện tử, lập trình vi điều khiển, PLC để điều khiển và giám sát thiết bị, xây dựng các hệ thống IoT để phục vụ đời sống thực tế nhằm góp phần vào xu hướng chuyển đổi số và số hóa trong xã hội.
Một kỹ sư kiện mang nhiều đặc điểm riêng biệt và sẽ thực hiện công việc liên quan đến xây dựng, thiết kế hay thử nghiệm, giám sát các công trình. Cụ thể như định vị hệ thống, xây dựng động cơ cho hệ thống máy phát điện. Và để hành nghề một cách tốt nhất, mỗi kỹ sư điện cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác nhau.
Kỹ sư điện cần nắm rõ 5 điều này
Ở mỗi ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc thù nghề nghiệp riêng biệt. Việc một kỹ sư Điện nằm lòng những đặc điểm cần có của ngành mình đang theo học sẽ là một lợi thế lớn cho việc tìm kiếm công việc và mức lương phù hợp với trình độ bản thân.
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Điện - điện tử
Kỹ sư điện là ngành học luôn cần thiết đối với thị trường. Công nghệ 4.0 đang phát triển chóng mặt, đi kèm với đó là những đòi hỏi từ thực tế nên nhu cầu nhân lực của nhóm này không ngừng tăng cao.
- Tại Mỹ: sư điện đang đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách TOP 10 việc có mức lương khởi điểm cao so với mức trung bình hằng năm
- Tại Australian: Kỹ sư điện thuộc TOP những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua với tỉ lệ lên đến 47,4%
- Tại Việt Nam: Các ngành liên quan đến điện tử viễn thông, cơ điện tử, chế tạo máy đang rất khát nhân lực. Theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp chỉ mới ở mức 54,87%.
Do vậy, cơ hội việc làm cho nhóm ngành này đang rất dồi dào và nhiều tiềm năng. Chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, sinh viên ngay khi ra trường có thể nhanh chóng tìm kiếm công việc phù hợp.
Học CNKT Điện điện tử ra trường làm việc gì?
Trong thời kỳ công nghệ như hiện nay, các nhà máy đều hướng đến tự động hóa, điều khiển máy móc thông qua các hệ thống tự động. Việc thiết lập nên hệ thống điều khiển tự động chính là công việc dành cho các bạn theo đuổi ngành nghề này. Các kỹ sư điện, điện tử thực sự là những mỏ vàng. Với ngành nghề có tính ứng dụng cao, họ là nguồn nhân lực hiếm mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm trong thời điểm này.
Sinh viên ngành Điện - điện tử trải nghiệm môi trường học tập thực hành thực nghiệm
Ngay khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí tại các công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, các cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện. Sinh viên còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tất cả các công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Mức thu nhập của một kỹ sư điện
Mức thu nhập và chế độ đãi ngộ trong ngành nghề này được ưu tiên và quan tâm nhiều nhất. Ở Mỹ, mức thu nhập bình quân của một kỹ sư điện là 103.910$/năm; Canada là 105,440$/năm, Australia và New Zealand là 143.470$/năm. Còn tại Việt Nam, một kỹ sư lành nghề ở mức độ khá, không thành thạo tiếng Anh, lương khởi điểm dao động từ 7 - 9 triệu đồng /tháng. Nhưng nếu biết thêm ngôn ngữ hai, mức lương trung bình là 20 triệu đồng/ tháng và con số này sẽ tăng dựa phòng kinh nghiệm từ người và công ty.
Hầu hết, các bạn đều cho rằng việc học những ngành nghề liên quan đến máy móc khá khô khan và không cần sự bổ trợ từ tiếng Anh. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực chất, hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, việc học tiếng Anh ngay bây giờ sẽ là chìa khóa giúp bạn tiếp cận với công việc có mức lương như mong đợi.
Những kỹ năng cần thiết có của một kỹ sư điện lành nghề
Việc giỏi về năng lực chưa hẳn giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Kỹ sư điện thường được đào tạo trong các trường đại học uy tín và chất lượng. Đây là ngành học năng về thực hành. Do vậy, những kỹ năng đòi hỏi đối với công việc là rất lớn, điều này tùy thuộc rất nhiều vào định hướng nghề nghiệp sau này.
-
Có nền tảng kiến thức về các môn khoa học
Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện liên quan mật thiết đến các môn khoa học, đặc biệt là toán học và vật lý. Do vậy nếu muốn theo học ngành này, sinh viên cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản về các môn khoa học ngay từ bậc trung học phổ thông.
-
Khả năng lập trình
Khả năng lập trình và mã hóa trong lĩnh vực kỹ thuật điện là điều vô cùng cần thiết, khi làm việc với các hệ thống nhúng cấp thấp hoặc khi phân tích dữ liệu. Java, C, C ++ và Basic là những ngôn ngữ lập trình phổ biến và hữu ích nhất trong lĩnh vực này.
-
Khả năng Ngoại ngữ
Việc nâng cao khả năng học tập và trình độ ngoại ngữ của bản thân sẽ khiến bạn thu thập được vốn kiến thức từ nhiều quốc gia trên thế giới, và cũng là cách để bạn tìm kiếm vị trí công việc với mức thu nhập tốt cho bản thân.
-
Các kỹ năng mềm
Việc trau dồi các kỹ năng về làm việc nhóm, tổ chức, quản lý và điều hành các công việc trong hệ thống điện, điện tử, điện tự động, kỹ năng tổng hợp thông tin và phân tích dữ liệu từ các thông tin thu thập được, kỹ năng phát hiện các vấn đề chuyên môn sẽ là một lợi thế để bạn đi xa hơn với mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Học CNKT Điện - điện tử, chọn trường nào chất lượng
Với các bạn trẻ, việc chọn được ngành học mong muốn đã khó, tìm kiếm môi trường học tập để phát triển đam mê lại càng khó nhiều phần. Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành hiện nay đang khiến nhiều trường đại học đào tạo, chính vì vậy, bạn được toàn quyền học tại các trường uy tiến sau:
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Trường Đại học Đông Á
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Hãy tìm hiểu thật kỹ ngôi trường bạn mong muốn gắn bó suốt 4 năm đại học, đặc biệt, bởi khi đã tìm được sự phù hợp về mức học phí, phù hợp về địa lý, việc sinh hoạt, đi lại sẽ giúp bạn yên tâm học tập và hoàn thành mục tiêu sau này.
Lợi thế khi học ngành Kỹ thuật điện tại Đại học Đông Á
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ sinh viên trên hành trình phát triển bản thân là một lợi thế mà không hẳn trường nào có được. Đó cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của sinh viên khi chọn ngành CNKT Điện - điện tử tại ĐH Đông Á
Sinh viên ngành Điện điện tử trong học phần với giảng viên
Đh Đông Á luôn tạo nhiều điều kiện học tập và cơ hội việc làm cho sinh viên, các bạn thường xuyên tổ chức đi tham quan và giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Điện lực, General Electric VN, Samsung Vina… Chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng Tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp cận với các tài liệu nước ngoài,… đồng thời phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia vào các hội thảo chuyên đề, các CLB học thuật, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
Đại học Đông Á mở rộng mạng lưới ký kết
Với mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn mà Nhà trường gắn kết chặt chẽ, sinh viên có cơ hội cọ xát với môi trường thực tế, đồng thời là cơ hội để các bạn xâm nhập vào môi trường làm việc và mạnh dạn apply vào nhiều vị trí tuyển dụng ngay cả khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Với thông tin hữu ích trên, hy vọng bài viết “Kỹ sư điện cần nắm 5 điều này để chắc lương nghìn đô” sẽ giúp bạn có hướng đi thật đúng đắn. Nếu như bạn có ý định trở thành một chuyên viên kỹ thuật điện thì hãy cùng ĐH Đông Á tìm hiểu ngay thông tin khác về ngành bạn nhé.